Đường dẫn truy cập

Nguy cơ bạo động tôn giáo ở tỉnh Papua, Indonesia gia tăng


Một bản phúc trình mới của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cảnh báo về nguy cơ gia tăng về tình trạng bạo động trong dân chúng ở tỉnh Papua miền cực đông của Indonesia. Từ Jakarta, phái viên Nancy-Amelia Collins của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.

Trong một bản phúc trình mới, tổ chức Khủng Hoảng Quốc tế nói rằng có nguy cơ ngày càng tăng về xung đột giữa người Cơ đốc giáo và Hồi giáo ở Papua, tỉnh nghèo nhất và kém phát triển nhất của Indonesia.

Cố vấn kỳ cựu của tổ chức này, bà Sidney Jones cho rằng có tiềm năng xảy ra xung đột giữa dân chúng, nhưng không ở quy mô thấy được tại các nơi khác của Indonesia – như Ambon thuộc dãy đão Maluku hay Poso thuộc đảo Sulawesi miền đông, là những nơi mà các cuộc xung đột giữa người hồi giáo và cơ đốc giáo đã làm nhiều ngàn người thiệt mạng cách đây vài năm.

Bà Jones nói: "Tôi cho rằng có nguy cơ khá cao về những cuộc xung đột ở địa phương, nhưng không có nguy cơ cao về một cuộc chiến tranh dân sự ở quy mô giống như tại Ambon hay Poso. Nhưng tôi nghĩ rằng dân chúng cần phải cảnh giác về sự kiện tiềm năng xung đột này là hiện hữu bởi vì nó có thể dung dưỡng thành một số trong những vấn đề khác mà Papua phải đối phó.”

Một số trong các vấn đề khác được nêu ra trong bản phúc trình là hiện tượng đổ dồn vào Papua của một số nhóm tôn giáo theo chủ trương cứng rắn từ cả hai phía, kể cả nhóm hồi giáo chủ chiến Hizbut Tahrir và nhóm cơ đốc giáo cực đoan Jemaah Jalan Succi.

Bản phúc trình nói rằng người cơ đốc giáo tại Papua cảm thấy bị đe dọa bởi sự di trú liên tục của người hồi giáo từ những nơi khác của Indonesia và người hồi giáo lo ngại về vấn đề kỳ thị.Mặc dù Indonesia có khối dân theo hồi giáo lớn nhất thế giới, nhiều khu vực, kể cả Papua, lại có đa số dân theo Cơ đốc giáo. Bà Jones nói rằng phần lớn căng thẳng ở Papua phát xuất từ những nhóm người di trú đến vùng này từ những nơi khác ở Indonesia.

Bà Jones nói: “Phần lớn căng thẳng là có liên quan đến việc di trú vào Papua từ những nơi khác của Indonesia, và nếu ta nhìn vào cộng đồng Hồi giáo, thì 80% hay hơn nữ là những dân di trú từ những nơi khác ở Indonesia. Vì thế mà có yếu tố tôn giáo tác động đến căng thẳng giữa khối di dân và khối người bản thổ ở Papua.”

Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế kêu gọi chính phủ Indonesia bãi bỏ các luật lệ địa phương có tính phân biệt đối xử, xác định các khu vực căng thẳng cao, nghiên cứu tác động của hiện tượng di trú thêm những người không phải ở Papua và tránh ủng hộ cho bất cứ tổ chức tôn giáo nào có tính đặc quyền.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG