Đường dẫn truy cập

Tổng thống Nam Triều Tiên lên đường công du Hoa Kỳ


Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak đã lên đường thực hiện chuyến công du trong một tuần để thực hiện công tác ngoại giao cấp cao nhất nhằm mở ra một trang mới trong các quan hệ với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các giới chức trong chính phủ của ông Lee nói rằng Tổng thống đặc biệt hy vọng sẽ hàn gắn quan hệ giữa Hán Thành và Washington. Từ Hán Thành, phái viên Kurt Achin của Đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường trình sau đây.

Hôm nay, Thủ tướng Nam Triều Tiên, ông Han Seung-soo đã nói với các ký giả tại Hán Thành rằng chuyến công du của Tổng thống Lee đến Washington để tham dự hội nghị thượng đỉnh là để tái tăng cường và tái củng cố liên minh giữa hai nước. Ông cũng cảnh báo Bắc Triều Tiên chớ nên tìm cách loại Nam Triều Tiên ra khỏi bất cứ thoả thuận nào nhằm chấm dứt các chương trình vũ khí hạt nhân của miền Bắc.

Ông Han nói: “Quan hệ của chúng ta với Hoa Kỳ rất vững mạnh. Chúng tôi đã là đồng minh trong rất nhiều năm. Vì vậy việc liên hệ với Hoa Kỳ qua mặt Cộng hoà Triều Tiên sẽ không đạt được kết quả.”

Những lời của Thủ tướng Han lặp lại chính những lời của Tổng thống Lee. Ông Lee đã tổ chức một cuộc họp báo được truyền hình trên cả nứơc hôm qua trứơc khi ông lên đường đi Hoa Kỳ hôm nay. Ông Lee nói rằng vấn đề Bắc Triều Tiên sẽ là chủ đề chính trong các cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Bush tại trại nghỉ mát David ở tiểu bang Maryland.

Ông Lee nói rằng nếu so sánh với các chính quyền của Nam Triều Tiên trứơc đây, thì chính quyền của ông sẽ tích cực hơn trong việc trong việc phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ về chính sách đối với Bắc Triều Tiên.Bắc Triều Tiên đã xâm luợc Nam Triều Tiên vào năm 1950, 5 năm sau khi Hoa Kỳ giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách cai trị của Nhật Bản.

Hoa Kỳ hiện đang triển khai khoảng 28,000 binh sĩ tại Nam Triều Tiên để duy trì một lệnh ngưng bắn giữa hai miền Nam-Bắc vào năm 1953 và ngăn chận một cuộc tái xâm lược của miền Bắc. Một vài chuyên gia đã chỉ trích hai ngươì tiền nhiệm gần đây nhất của ông Lee là mưu tìm sự giao tiếp và hợp tác kinh tế ôn hoà với miền Bắc bất chấp liên minh với Hoa Kỳ.

Miền Bắc đã tiến hành việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006, một diễn biến mà một số người cho là được tạo điều kiện thuận lợi nhờ sự chuyển giao hàng tỉ đôla viện trợ và đầu tư của miền nam một cách tương đối dễ dàng mà không đề ra điều kiện nào.Tổng thống Lee, một người từng làm chủ tịch của một tập đoàn có chủ trương bảo thủ nói rằng Miền Nam sẽ tiếp tục giúp đỡ Miền Bắc, nhưng chỉ với điều kiện Bình Nhưỡng chịu hợp tác trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ.

Ông Lee nói rằng Nam Triều Tiên sẽ thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ thông qua các cuộc hội đàm ngoại giao với 6 nứơc đang được tiến hành, và rằng Miền Bắc phải nhận thức được rằng việc họ chấm dứt các chương trình hạt nhân sẽ mang lại lợi ích cho họ.

Hiện nay Bắc Triều Tiên đã trễ hạn gần 5 tháng trong việc cung cấp một bản khai báo về các hoạt động hạt nhân của họ mà Bắc Triều Tiên đã hứa sẽ giao nộp vào trước cuối năm ngoái. Một cuộc họp mới gần đây giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tại Singapore đã làm lóe lên tia hy vọng có thể sắp có một sự khai thông. Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên, ông Yu Myung-hwan nói ông hy vọng rằng các cuộc thương thuyết sẽ có thể trở lại nhịp độ nhanh chóng.

Ông Yu nói rằng Nam Triều Tiên tin tưởng rằng các cuộc hội đàm đa phương về vấn đề hạt nhân cần được tái tục trước tháng tới, và rằng cả 6 nứơc cần ký kết một thoả thuận giải trừ vũ khí hạt nhân ở giai đoạn mới trước tháng Tám này.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG