Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice đã công bố bản phúc trình Nhân quyền của Bộ Ngoại giao năm 2006, trong đó trích dẫn vụ diệt chủng ở khu vực Darfur của Sudan là “một sự thực ghê gớm nhất”.
Bản phuc trình đổ lỗi cho chính phủ Sudan và nhóm dân quân Janjaweed được chính phủ ủng hộ là đã tàn sát thường dân và dùng cưỡng hiếp như một công cụ chiến tranh và hành hạ có hệ thống.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao cũng nêu tên Iraq và Afghanistan, và nói rằng tình trạng thiếu an ninh do cuộc xung đột nội bộ hay ngang qua biên giới gây ra có thể đe dọa đến những tiến bộ về nhân quyền.
Tại Iraq, bản phuc trình nói rằng bạo động phe phái ngày càng tăng và những hành động khủng bố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến bộ nhân quyền và dân chủ trong năm 2006.
Bản phúc trình nói rằng thành tích nhân quyền của Afghanistan vẫn yếu kém, phần lớn là vì chính phủ trung ương yếu kém và để xảy ra các vụ nổi dậy đẫm máu.
Bản phúc trình nói rằng Nga tiếp tục tập trung quyền lực của ngành lập pháp và hạn chế giới truyền thông.
Bản phúc trình cũng nói rằng thanh tích nhân quyền của chính phủ Trung Quốc đã suy giảm trong một vài lĩnh vực trong năm 2006, với nhiều vụ bắt giữ những nhà hoạt động chính trị, tôn giáo và nhà báo.
Tại Việt Nam, chính phủ tiếp tục theo dõi và hạn chế việc dùng Internet, ngăn chặn những trang Web về nhân quyền và thông tin quốc tế.
Luật pháp cho phép dân chúng công khai than phiền về chính phủ thiếu hiệu năng và tham nhũng, nhưng chính phủ tiếp tục cấm giới truyền thông viết những bài nêu câu hỏi về vai trò của đảng cộng sản, quảng bá chủ thuyết đa nguyên, hay dân chủ đa đảng, hay nêu nghi vấn về chính sách của chính phủ về nhân quyền.