Đường dẫn truy cập

Bắc Triều Tiên: Không từ bỏ hạt nhân cho tới khi việc chế tài được thu hồi


Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân cho tới khi nào mọi biện pháp chế tài đã được thu hồi. Trong khi đó phía Hoa Kỳ nói rằng họ không còn kiên nhẫn được nữa với chiến thuật thương lượng của Bình Nhưỡng. Những tuyên bố cung cấp này được đưa ra trong lúc vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên mở lại tại Bắc kinh sau 13 tháng bị bế tắc.

Phái đoàn Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn họp với một danh sách những đòi hỏi, trong đó có việc yêu cầu Hoa Kỳ thu hồi các biện pháp trừng phạt tài chánh mà Washington áp đặt vì điều mà họ cho là Bình Nhưỡng in đô la giả và rửa tiền.

Phái đoàn Bình Nhưỡng cũng đòi Liên hiệp Quốc hủy bỏ các biện pháp chế tài được áp dụng sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân hồi tháng 10. Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn yêu cầu các nước đài thọ chi phí để xây dựng ở Bắc Triều Tiên một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, trước khi họ từ bỏ chương trình hạt nhân.

Các phái đoàn Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Nam Triều Tiên, và Hoa Kỳ muốn Bắc Triều Tiên bắt đầu thực thi một thỏa thuận mà cả 6 bên đã ký kết hồi tháng 9 năm ngoái. Dựa theo thỏa thuận này, Bắc Triều Tiên sẽ từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy bảo đảm về an ninh và viện trợ. Tuy nhiên, từ khi tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân hồi tháng 10, Bắc Triều Tiên tự xem mình là một cường Quốc hạt nhân và đòi được đối xử ngang tầm với Hoa Kỳ.

Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, đặc sứ Christopher Hill cho báo chí biết rằng ông không còn kiên nhẫn được nữa trước thái độ của Bắc Triều Tiên:

Sự kiên nhẫn của chúng tôi có lẽ đã vượt quá mức độ mà Quốc tế đòi hỏi. Và chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc chúng tôi nên có thái độ bớt kiên nhẫn hơn và tìm cách gia tăng tiến độ của công cuộc đàm phán này.

Ông Hill nói thêm rằng ông sẽ không họp tay đôi với Bắc Triều Tiên trước khi tiến hành những cuộc tham khảo ý kiến với các phái đoàn khác.

Nhật Bản nói rằng lập trường thương thuyết của Bắc Triều Tiên là không thể chấp nhận được.

Trong khi đó, nước chủ nhà Trung Quốc, vốn là một đồng minh của Bắc Triều Tiên, thì lên tiếng thúc giục các bên hãy có thái độ linh động hơn. Nam Triều Tiên tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên nên có những bước tiến táo bạo để tháo dỡ các chương trình hạt nhân, và đồng thời, những nước khác cũng nên có thái độ táo bạo như thế để đề nghị những biện pháp tưởng lệ cho Bình Nhưỡng.

Đặc sứ Hill cho rằng cuộc đàm phán, bắt đầu diễn ra từ 3 năm trước, đang tiến vào một thời điểm cực Kỳ quan trọng.

Thật tình mà nói, vào lúc này tôi không biết là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chọn lựa con đường nào. Về phần chúng tôi, chúng tôi có thể đi theo một trong hai con đường. Chúng tôi muốn đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa thông qua thương thuyết ngoại giao, nhưng nếu Bắc Triều Tiên không muốn như vậy, chúng tôi cũng sẵn sàng để đi theo con đường khác.

Vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho biết rằng con đường khác có nghĩa là tiếp tục áp dụng các biện pháp chế tài mà ông cho là sẽ khiến cho Bắc Triều Tiên bị cô lập thêm nữa và gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế vốn yếu kém của họ.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG