Đường dẫn truy cập

Chính phủ Australia thoát khỏi cáo buộc hối lộ cho Saddam


Một ủy ban điều tra đã làm sáng tỏ về việc chính phủ Australia đã không hối lộ cho Saddam Hussein những món tiền khổng lồ để được xuất khẩu lúa mì sang Iraq trong chương trình bán dầu để lấy tiền mua thực phẩm của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên một phúc trình do một vị thẩm phán hồi hưu thực hiện đã kết luận rằng giới lãnh đạo cơ quan xuất khẩu lúa mì Australia đã lừa dối Liên Hiệp Quốc và có thể bị truy tố về hình sự.

Một cuộc điều tra pháp lý đã kết luận rằng chính phủ Australia không liên can vào vụ tai tiếng về hối lộ.

Bản phúc trình do Thẩm phán hồi hưu Terence Cole phát hiện là Cơ quan xuất khẩu lúa mì Austrralia đã đưa ra những thông tin sai lạc cho chương trình bán dầu lấy tiền mua lương thực của Liên Hiệp Quốc và đã trả những số tiền lớn cho Saddam Hussein. Nay thì 11 nhân viên trong cơ quan này có thể bị truy tố.

Ủy ban của ông Cole đã mất gần một năm để điều tra các cáo giác rằng Cơ quan xuất khẩu lúa mì của Australia, gọi tắt là AWB đã trả hơn 220 triệu đôla tiền “lại quả” để trúng được các hợp đồng béo bở về lúa mì.

Vấn dề được nêu ra là những ai trong chính phủ Australia được biết về hành động hối lộï này.

Thủ tướng John Howard cho biết cần phải đưa ra lời xin lỗi những ai bị cáo buộc biết rõ về việc hối lộ này.

"Họ đã bị cáo buộc tội không trung thực, bất cẩn, thiếu khả năng, che dấu, tha thứ chuyện hối lộ, làm ngơ trước mọi việc, để rồi ủy viên điều tra sau nhiều tháng làm việc tận lực đã không phát hiện một bằng chứng nào để hỗ trợ cho các cáo buộc vừa nêu.”

Các chính trị gia đối lập vẫn chưa tin tưởng và nhấn mạnh rằng vụ tai tiếng của AWB là vụ tai tiếng tham nhũng tệ hại nhất tronglich sử Australia.

Đảng Lao động đối lập chính nói rằng chính phủ đã bất cẩn vì đã không đáp ứng những điện thư ngoại giao cảnh báo việc xuất khẩu lúa mì có thể vi phạm các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc. Đảng Lao động nói rằng những điều khoản qui chiếu được Thủ Tướng Howard đề ra quá hạn hẹp và ngăn không để cho ủy ban chỉ trích các bộ trưởng.

Lãnh tụ đảng lao động đối lập Kim Beazley nói với Quốc hội rằng chính phủ đã hành xử một cách đáng hổ thẹn.

“Chính phủ nên nhìn vào sự kiện được phát hiện này với niềm tự hào. Thưa ông Chủ tịch. Sự kiện này cho chúng ta thấy tiêu chuẩn công cộng đã xuống thấp đến mức độ nào tại đất nước này và trách nhiệm đối với công chúng thấp như thế nào sự điều hành của chính phủ khủng khiếp này.”

Một đội cảnh sát đặc nhiệm sẽ được thành lập để điều tra xem sẽ cáo buộc các cựu thành viên lãnh đạo AWB các cáo trạng nào.

Cơ quan xuất khẩu lúa mì Australia là một cơ sở quốc doanh cho tới tháng 7 năm 1999, là lúc cơ quan này trở thành một công ty tư nhân thuộc quyền sở hữu của các chủ trại và mang tên là công ty AWB hữu hạn. Đây là công ty lớn nhất cung cấp lương thực trong chương trình nhân đạo tại Iraq theo chương trình bán dầu lấy tiền mua lương thực xúc tiến từ năm 1996 đến năm 2003.

Chương trình nhân đạo vừa kể nhằm giúp đỡ dân chúng Iraq, nhưng một cuộc điều tra do cựu Chủ tịch quỹ dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông Paul Volcker, thực hiện, phát hiện nhiều vụ lạm dụng, trong đó có các vụ lạm dụng tại AWB.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG