Đường dẫn truy cập

LHQ vẫn cần tham khảo thêm chi tiết về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Libăng


Một nghị quyết được Hội Đồng Bảo An LHQ nhất trí chấp thuận cho phép bố trí một lực lượng khoảng 15 ngàn binh sỹ gìn giữ hòa bình của LHQ để giúp cho một con số tương đương của quân đội Li Băng kiểm soát tình hình tại miền nam.

Tuy nhiên, LHQ vẫn còn cần phải tham khảo nhiều chi tiết về thành phần và nhiệm quyền của lực lượng này. Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng có phần chắc nước Pháp sẽ lãnh đạo một lực lượng như vậy, xét trên những thành công về ngoại giao của họ trong vai trò trung gian tại các cuộc thương thuyết liên quan đến Hoa Kỳ và Li Băng.

Như lý lẽ mà Pháp đã đưa ra trước đó tại Hội Đồng Bảo An, nghị quyết này tăng cường cho lực lượng LHQ đã hiện hữu sẵn ở miền nam Li Băng, gọi tắt là UNIFIL, hiện có chừng 2000 quân làm công việc của các quan sát viên, và lực lượng này đã được bố trí ở đó từ năm 1978.

Pháp là quốc gia đóng góp binh sỹ cho UNIFIL, và theo dự liệu sẽ quyết định xem còn cần phải bố trí bao nhiêu nhân viên gìn giữ hòa bình nữa sau khi lượng định nhiệm quyền của lực lượng này.

Ý đã xác nhận sẵn lòng tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và có nói rằng muốn tham gia ngay từ khi các cuộc tham khảo khởi sự. Rome đã cho thấy là sẵn sàng đóng góp 3500 binh sỹ thuộc tất cả mọi binh chủng của lực lượng vũ trang.

Thủ tướng Romano Prodi nói rằng Ý vẫn tham gia vào các sứ mạng của LHQ. Ông nói thêm rằng, luật lệ dành cho việc Ý tham gia sẽ được quyết định trong vài ngày tới, nhưng chắc chắn là sứ mạng mà các binh sỹ Ý đảm nhiệm sẽ là sứ mạng hòa bình.

Thủ tướng Ý sẽ họp với bộ trưởng nội vụ Arturo Parisi và bộ trưởng ngoại giao Massimo d'Alema để thảo luận về lực lượng tham gia của Ý. Theo trông đợi thì bộ trưởng ngoại giao Ý sẽ lên đường sang Beirut vào hôm nay và sau đó sang Ai Cập trong khuôn khổ của những nỗ lực ngoại giao của nước Ý nhắm chấm dứt tình trạng bạo động tại Li Băng.

Các quốc gia có đông dân Hồi giáo cũng đã tỏ ý muốn đóng góp binh sỹ vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul nói rằng chính phủ ông sẽ cứu xét thuận lợi đối với việc gửi quân tham gia lực lượng, nhưng chỉ sau khi một lệnh ngưng bắn toàn diện có hiệu lực.

Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 bày tỏ hy vọng rằng sắp đạt được cuộc ngưng bắn giữa Israel và phe Hezbollah.

Đức Giáo Hoàng nói rằng những diễn biến mới nhất “đưa chúng ta đến niềm hy vọng rằng cuối cùng thì giao tranh sẽ kết thúc, và bảo đảm rằng những ai bị ảnh hưởng trong cuộc giao tranh sẽ nhận được trợ giúp nhân đạo nhanh chóng và hữu hiệu."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG