Các vị ngọai trưởng của Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Đông Nam Á nói rằng họ sẽ hối thúc Bắc Triều Tiên mở lại các cuộc thương thuyết về chương trình vũ khí hạt nhân. Từ Kuala Lumpur, phóng viên Heda Bayron của đài VOA tường trình rằng các vị ngoại trưởng hy vọng rằng một cuộc họp cấp cao về an ninh vào thứ sáu này sẽ phá vỡ tình trạng bế tắc với Bắc Triều Tiên.
Cuộc hội nghị thường niên của các ngoại trưởng Đông Nam Á và các đối tác của họ là Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã biến thành một loạt các hoạt động ngoại giao dồn dập để cố gắng hồi phục các cuộc hội đàm bị bế tắc về vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Các nhà ngoại giao hàng đầu tại cuộc hội đàm 6 bên, gồm hai nước Triều Tiên, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,và Nhật Bản, đang nhóm họp để tham dự diễn đàn khu vực ASEAN vào thứ sáu này.
Bộ trưởng ngoại giao Malaysia, ông Syed Hamid Albar, chủ trì cuộc hội nghị ASEAN trong tuần này taị Kuala Lumpur, nói rằng khối ASEAN sẵn sàng khuyến khích bất cứ một hình thức đối thoại nào.
Tôi thông báo quyết định của ASEAN cho Trung Quốc và Nam Triều Tiên biết rằng ASEAN muốn họ gọi cuộc họp này là gì đi nữa cũng được, nếu tất cả mọi phe liên hệ đồng ý họp với nhau. Tôi tin rằng không có ai phản đối điều này. Chúng tôi sẽ thông báo ý kiến nầy với bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên khi ông đến đây.
Các nhà ngoại giao hy vọng rằng tại diễn đàn khu vực, bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên sẽ họp không chính thức với ít ra là vài bộ trưởng khác trong các cuộc hội đàm về vũ khí hạt nhân.
Hôm nay, tại Kuala Lumpur, đặc sứ Hoa Kỳ tại các cuộc hội đàm hạt nhân, ông Christopher Hill nói rằng không có dấu hiệu nào từ Bình Nhưỡng cho thấy là điều này sẽ xẩy ra. Tuy nhiên, ông nói rằng 5 nước kia có thể họp với nhau và mời các nước khác cùng họp để thảo luận về vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Vụ Bắc Triều Tiên phóng thử phi đạn ngày 5 tháng 7 vừa qua đã khiến cho việc mở lại các cuộc hội đàm thêm khẩn trương. Các cuộc hội đàm này bị đình hoãn từ tháng 9 năm ngoái. Hội đồng bảo an LHQ đã lên án những vụ phóng thử phi đạn này và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đã từ chối, không chịu quay trở lại bàn thương nghiï và nói rằng họ không thể quay trở lại trừ phi Washignton bãi bỏ lịnh chế tái áp đặt lên Bắc Triều Tiên vì những hoạt động rửa tiền và buôn lậu ma túy của Bắc Triều Tiên.