Đường dẫn truy cập

Buổi họp báo của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, ở Hà Nội


Chiều ngày thứ năm 22 tháng 9, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội. Ông đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến kết loạt đàm phán vừa kết thúc về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới một số vấn đề khác. Mời quí vị theo dõi các chi tiết sau đây do phóng viên Lan Phương của đài chúng tôi từ Việt Nam gửi về:

Mở đầu cuộc họp báo, đại sứ Marine ngỏ lời cảm tạ hảo ý của Việt Nam góp phần vào việc giúp đỡ nạn nhân trận bão Katrina. Sau đó trả lời câu hỏi của các ký giả, đại sứ Marine cho biết các cuộc thảo luận song phương bên lề cuộc họp đa phương của loạt đàm phán Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tại Geneve vừa rồi đã giúp thu hẹp được rất nhiều khoảng cách giữa hai nước, về tất cả mọi vấn đề như thuế quan, dịch vụ, và các lãnh vực khó khăn như viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ năng lượng và các vấn đề đa phương như giấy phép nhập khẩu, quyền buôn bán, các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu, trợ giá và các điều khoản về kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên giờ đây hai nước đang tiến tới những vấn đề gai góc nhất.

Đại sứ Marine nói điều bắt buộc là giờ đây hai bên phải tập trung vào việc vượt qua những khác biệt còn tồn đọng.

Trả lời câu hỏi về thời điểm cho cuộc họp kế tiếp, ông cho biết điều này tùy thuộc vào những tiến bộ do cả hai bên đạt được tại những cuộc đối thoại ở thủ đô 2 nước, cho tới khi nào đôi bên cảm thấy sẵn sàng thì sẽ có một cuộc họp nữa.

Một ký giả đặt câu hỏi là trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng thống Bush cam kết mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, vậy tại sao vẫn còn những khoảng cách?

Ông Marine nói rằng Hoa Kỳ mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO càng sớm càng tốt, tuy nhiên còn những việc phải làm trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Hoa Kỳ không giải quyết những vấn đề quan trọng như vậy trên cơ sở chính trị, mà giải quyết trên cơ sở các cuộc thương thuyết kinh tế và thương mại như hiện nay Hoa Kỳ đang xúc tiến.

Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam còn phải đạt được thỏa thuận với 5 quốc gia khác nữa và quốc hội Việt Nam còn nhiều công việc phải làm, như thông qua các luật lệ tuân thủ qui định của WTO, sau đó soạn thảo các luật lệ thực thi để làm sao bảo đảm rằng các luật lệ đó không phải chỉ là luật lệ trên giấy tờ mà phải được thi hành trên toàn quốc.

Và ngay cả khi những diều này được hoàn tất, phía Hoa Kỳ phải đệ nạp lên quốc hội kết quả các thỏa thuận song phương lẫn phúc trình của ban công tác về cuộc thảo luận đa phương, với sự ủng hộ của các ngành công nghiệp My õrồi quốc hội mới biểu quyết về việc cho Việt Nam hưởng qui chế thương mại bình thường. Sau khi qua tất cả mọi thủ tục như thế thì Việt Nam mới có thể gia nhập WTO.

Trả lời câu hỏi là liệu khi Việt Nam được gia nhập WTO thì tình trạng thâm hụt mậu của Hoa Kỳ với Việt Nam có được cải thiện hay chăng, đại sứ HK tiên liệu sẽ còn thâm hụt ngay cả khi Việt Nam được vào WTO, Hoa Kỳ muốn thấy mức thâm hụt sẽ thu hẹp lại, và điều mà đôi bên mong muốn là mậu dịch hai chiều tăng trưởng thật lớn mạnh , và ngay cả khi Việt Nam chưa gia nhập WTO thì đã có bằng chứng là thương mại song phương vẩn tiếp tục gia tăng

Đại sứ Mỹ cho hay trong năm qua, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 27% và từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là 23%, và theo trông đợi, giao thương giữa 2 nước sẽ tăng lên đến 7 tỉ rưỡi trong năm nay.

Đại sứ Mỹ đã trả lời câu hỏi về chuyến đi mới đây của phái đoàn của đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đến Gia Lai và nhận xét của ông về đời sống tôn giáo của những người dân tộc thiểu số trở về từ Campuchia.

Ông hoan nghênh những cố gắng của chính phủ Việt Nam trong vấn đề này và cho thấy không thấy có bằng chứng gì là những người trở về đã gặp những bất lợi trong đời sống của họ.

Ông cho biết nhân viên sứ quán, và vào một lúc nào đó chính ông cũng sẽ đến thăm viếng những người trở về ngoài những chuyến viếng thăm của nhân viên phủ cao ủy tỵ nạn LHQ. Ông ca ngợi những tiến bộ về vấn đề tôn giáo sau khi có nghị định của thủ tướng chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên ông cũng cho biết những tin tốt lành này phần nào đã bị che mờ vì vẫn có một số những tin cho hay các giới chức địa phương ngăn cản các sinh hoạt tôn giáo và ép buộc các tín đồ phải từ bỏ niềm tin.

Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tiếp xúc với chính phủ trung ương để tham khảo về các vấn đề này và ngay cả với các giới chức chính quyền tỉnh để họ có lưu tâm.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG