Đường dẫn truy cập

Việt Nam tìm cách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng nội địa tại hội chợ vũ khí


Tên lửa phòng không S125-2TM do Nga sản xuất được trưng bày tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2022. Năm nay dự kiến sẽ có nhiều đối thủ chiến tranh với nhau như Israel, Iran, Nga và Ukraine tham gia triển lãm vũ khí tại Việt Nam.
Tên lửa phòng không S125-2TM do Nga sản xuất được trưng bày tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2022. Năm nay dự kiến sẽ có nhiều đối thủ chiến tranh với nhau như Israel, Iran, Nga và Ukraine tham gia triển lãm vũ khí tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ giới thiệu vũ khí sản xuất trong nước tại một hội chợ vũ khí quốc tế ở Hà Nội vào thứ Năm (19/12), khi nước này tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và có thể xuất khẩu thiết bị quân sự.

Trong số gần 250 đơn vị triển lãm sẽ có các công ty quốc phòng hàng đầu, bao gồm các công ty từ Mỹ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia đang có chiến tranh với nhau như Israel, Iran, Nga và Ukraine.

Quốc gia Đông Nam Á hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn, đặc biệt là từ Nga, đã đầu tư nhiều năm vào năng lực quốc phòng của mình trong một khu vực bất ổn, nơi Việt Nam đã đụng độ với Trung Quốc về lãnh thổ trên Biển Đông.

Nhưng gần đây, Việt Nam cũng đã củng cố ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm quân sự hiện là ưu tiên hàng đầu, các quan chức Bộ quốc phòng Việt Nam nhiều lần tuyên bố.

Theo truyền thông của Bộ Quốc phòng, công ty quốc phòng nhà nước Viettel và các công ty địa phương khác sẽ giới thiệu các hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay không người lái, radar phòng không, xe bọc thép và pháo binh.

Một số vũ khí này sẽ được trưng bày lần đầu tiên, theo ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về an ninh Việt Nam tại Đại học New South Wales của Úc.

Ông lưu ý rằng một chiến lược quan trọng nhằm củng cố ngành công nghiệp địa phương đó là ký kết các thỏa thuận với các nhà xuất khẩu vũ khí nước ngoài để sản xuất một số linh kiện của họ tại Việt Nam.

Ông cho biết các cuộc đàm phán với các công ty Hàn Quốc đang được tiến hành để có thể có các thỏa thuận mới trong những điều kiện đó, đặc biệt là đối với pháo binh và hàng không.

Các quan chức cho biết các cuộc đàm phán tương tự cũng đã được tổ chức với các công ty từ các quốc gia khác, bao gồm cả Cộng hòa Séc.

VŨ KHÍ CỦA CÁC ĐỐI THỦ ĐƯỢC TRƯNG BÀY

Tại hội chợ, Bộ Quốc phòng Iran sẽ có một gian hàng, không xa các gian hàng của các công ty quốc phòng Israel Aerospace Industries và Rafael Advanced Defense Systems.

Hội chợ cũng sẽ có hàng chục gian hàng của các công ty Nga và một gian hàng của Motor Sich của Ukraine, một nhà sản xuất động cơ máy bay.

Hàng chục công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Aselsan, Turkish Aerospace Industries và Roketsan, nằm trong số những công ty tham gia được liệt kê, khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những đoàn triễn lãm lớn nhất.

Norinco của Trung Quốc sẽ là một trong hai đơn vị triển lãm của Trung Quốc, lần đầu tiên tham gia hội chợ quốc phòng Việt Nam.

Các công ty quốc phòng lớn của Hoa Kỳ Lockheed Martin, Boeing và Textron Aviation Defense cũng sẽ có gian hàng tại hội chợ.

Tất cả họ đều đã tham gia đàm phán với chính quyền Việt Nam về việc bán trực thăng. Lockheed cũng đang thảo luận về một thỏa thuận tiềm tàng về máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, các nguồn tin nói với Reuters.

Embraer của Brazil cho biết họ sẽ trưng bày máy bay C-390 Millennium - đối thủ của C-130.

Các công ty quốc phòng hàng đầu châu Âu cũng sẽ tham dự, bao gồm gã khổng lồ hàng không vũ trụ Airbus, BAE Systems của Anh, Rheinmetall của Đức, Leonardo của Ý và Thales Group của Pháp.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG