Đường dẫn truy cập

Việt Nam: Các khoản vay sẽ không vượt quá 30% chi phí 67 tỷ đô la của dự án đường sắt Bắc – Nam


Du khách chụp ảnh tàu hỏa đi qua khu phố cổ ở Hà Nội, 28/9/2019. [Ảnh minh họa]
Du khách chụp ảnh tàu hỏa đi qua khu phố cổ ở Hà Nội, 28/9/2019. [Ảnh minh họa]

Bộ trưởng Giao thông Vận tải hôm 20/11 nói rằng Việt Nam sẽ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhà nước để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chi phí hơn 67 tỷ đô la.

Dự kiến sẽ được Quốc hội phê duyệt vào cuối tháng này, tuyến đường dài 1.541 km này sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của quốc gia, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2035.

"Các khoản vay sẽ không vượt quá 30% tổng chi phí ước tính", ông Nguyễn Văn Thắng phát biểu trước quốc hội tại Hà Nội, đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ vẫn chưa quyết định sẽ vay vốn trong nước hay nước ngoài cho dự án này.

"Nếu ODA (viện trợ phát triển chính thức) có lãi suất thấp và không có điều kiện ràng buộc thì tốt", ông Thắng cho biết. "Nếu không, chúng tôi sẽ vay vốn trong nước".

Tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải cho biết Việt Nam sẽ tự cấp ngân quỹ toàn bộ cho tuyến đường sắt, một mục tiêu mà một số chuyên gia cho rằng có thể không thực tế.

Hôm 20/11, ông Thắng cho biết chính phủ sẽ bố trí 5,6 tỷ đô la một năm trong giai đoạn xây dựng 12 năm của tuyến đường sắt, chủ yếu sẽ chở hành khách, nhưng có tùy chọn chở hàng sau năm 2050.

"Vận chuyển hàng hóa sẽ chủ yếu được xử lý bằng hệ thống đường thủy, đường bộ và tuyến đường sắt hiện có", ông cho biết.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG