Đường dẫn truy cập

Uỷ ban EU điều trần về việc thực thi các công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình Việt Nam


Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngày 23/3/2023.
Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngày 23/3/2023.

Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á vừa tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó các diễn giả nói rằng Việt Nam “vẫn có các vi phạm, dù có chút tiến triển”.

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu.

Từ Anh Quốc, ông Sơn Trần, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWD), một tổ chức xã hội dân sự có trụ sở ở Mỹ chuyên vận động việc tuân thủ các nguyên tắc của ILO, nói với VOA về nội dung điều trần của ông:

“Các điểm tôi trình bày, về điểm tích cực, nhà cầm quyền ở Hà Nội đã có thay đổi Luật Lao động bằng một đạo luật mới 2019, có tiến triển về việc tôn trọng nghĩa vụ lao động của chính phủ Việt Nam nhưng chưa đủ. Bởi vì trong Luật Lao động đó có những điểm vi phạm công ước lao động quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn, đó là Công ước 87, Công ước 105, Công ước 138, và Công ước 97”.

Tại phiên điều trần, ông Sơn Trần cho biết Bộ luật Lao động của Việt Nam 2019 quy định rằng các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký (Điều 172.1). Ông cho rằng quy định này của Việt Nam đã “vi phạm Điều 2 Công ước 87 của ILO”, mà theo đó quy định rằng “Người lao động và người sử dụng lao động tham gia các tổ chức do họ lựa chọn mà không cần xin phép trước”.

Ông Sơn Trần, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người Lao động Việt Nam, phát biểu tại phiên điều trần ngày 23/3/2023.
Ông Sơn Trần, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người Lao động Việt Nam, phát biểu tại phiên điều trần ngày 23/3/2023.

Đại diện của VWD cho rằng Việt Nam nên phê chuẩn Công ước 87 trước khi phê chuẩn Công ước 98 để người lao động thành lập công đoàn trước, vì chỉ khi có công đoàn, người lao động mới có quyền thương lượng tập thể với chủ. “Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã làm ngược lại, đã phê chuẩn Công ước 98 nhưng chưa phê chuẩn Công ước 87 của ILO”, ông Sơn nói tại phiên điều trần.

Công ước 98 được xem là công ước cốt lõi, bản lề của ILO trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trở thành một cấu phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia.

Ngoài ra, ông Sơn cũng chỉ ra rằng các quy định tại khoản 4, Điều 172 của Bộ luật Lao động Việt Nam 2019 về hồ sơ, thủ tục đăng ký và thẩm quyền cấp, hủy bỏ đăng ký tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đã vi phạm Điều 3.2 của Công ước 87 của ILO.

Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992, nhưng sau 31 năm cho đến nay ở Việt Nam chưa hề có một tổ chức công đoàn nào độc lập với tổ chức công đoàn nhà nước, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam cho biết thêm.

Đồng thời ông cho biết rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là một tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoàn toàn không phải là một tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Ông Sơn cũng trình bày vấn đề lao động cưỡng bức, ông Sơn nói:

“Vấn đề tôn trọng quyền của người lao động khi tham gia vào sản xuất các sản phẩm theo các hiệp định CPTPP và EVFTA với những điều chúng tôi trình bày được hoan nghênh bởi vì nó là những sự kiện – chúng tôi có dẫn chứng – về những vi phạm về cưỡng bách lao động tại Việt Nam, ví dụ như cưỡng bách tù nhân phải lao động lột hạt điều để xuất khẩu hay trẻ em phải lao động trong ngành thủy sản và ở các lò gạch”.

Ông Curell phát biểu:

“Chúng tôi có một hiệp định thương mại với Việt Nam, nhưng mặc dù vậy vẫn còn những lỗ hổng, giới hạn của các nguyên tắc lao động”.

Nghị viên EU tổ chức hội thảo về nhân quyền VN sau 2 năm thực thi EVFTA
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:50 0:00

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh, và Xã hội Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.

Từ năm 1992 cho đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 25 công ước của ILO, bao gồm 7/8 công ước cơ bản, trong đó có liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Công ước105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức là công ước mới nhất được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 6/2020, theo trang ILO.

“Việt Nam cũng đã nỗ lực triển khai việc thực thi các công ước, trong đó bao gồm việc nội luật hóa các quy định của công ước trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là Bộ luật Lao động năm 2019”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong một tuyên bố trước đây.

Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn công ước cơ bản còn lại – Công ước 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức – vào năm 2023.

Nghị viên EU Vind phát biểu tại phiên điều trần: “Chính sách của EU quy định rằng thương mại phải đi đôi với công bằng xã hội, tôn trọng nhân quyền và mức độ bảo vệ lao động cao và bảo vệ môi trường cao.

“Sức mạnh thương mại đáng kể của EU trên thị trường quốc tế là một yếu tố duy nhất giúp EU tham gia một cách có ý nghĩa hơn vào các nỗ lực chống chế độ nô lệ so với các định chế quốc tế khác.

“Đó là lý do tại sao Nghị viện Châu Âu vào tháng 6 năm ngoái đã thông qua nghị quyết cấm các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra”.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG