Đường dẫn truy cập

ADB duyệt khoản vay cho dự án điện gió xuyên biên giới Lào – Việt Nam


Nhà máy điện gió được xây dựng tại Lào và bán điện sang Việt Nam sẽ là nhà máy điện gió xuyên biên giới đầu tiên ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.
Nhà máy điện gió được xây dựng tại Lào và bán điện sang Việt Nam sẽ là nhà máy điện gió xuyên biên giới đầu tiên ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty TNHH Điện gió Monsoon vừa ký gói tài trợ dự án không truy đòi trị giá 682,55 triệu USD vào ngày 1/3 để xây dựng một nhà máy điện gió 600 MW ở khu vực phía nam Lào và xuất khẩu bán điện cho nước láng giềng Việt Nam. Đây là nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á và đầu tiên ở Lào, cũng là nhà máy điện gió xuyên biên giới đầu tiên ở châu Á.

Theo thông cáo báo chí của ADB, nhà máy điện gió cùng với đường dây truyền tải 500 kV chuyên dụng sẽ được xây dựng tại tỉnh Sê Kông và tỉnh Attapeu và sẽ bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo hợp đồng mua bán điện 25 năm.

Giao dịch tài chính lớn này liên quan đến các quỹ phát triển và thương mại. ADB đóng vai trò chủ trì thu xếp chính và bảo lãnh duy nhất đã thu xếp. Ngân hàng đồng tài trợ cho dự án cùng với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), Cơ quan Tập đoàn Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (Thai EXIM), Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC), Tập đoàn Thế chấp Hong Kong Ltd (HKMC), Kasikornbank và Ngân hàng Thương mại Siam.

Gói tài trợ bao gồm khoản vay A trị giá 100 triệu đô la từ nguồn vốn thông thường của ADB, khoản vay B hợp vốn trị giá 150 triệu đô la, khoản tài trợ ưu đãi trị giá 60 triệu đô la, khoản vay song song trị giá 382,55 triệu đô la và khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu đô la.

Theo Giám đốc bộ phận hoạt động khu vực tư nhân của ADB, bà Suzanne Gaboury, “Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương phải đối mặt với sự thiếu hụt trong các khoản đầu tư khí hậu cần thiết để dọn đường cho tăng trưởng xanh”.

Vì vậy, “Việc hợp tác phát triển và tài trợ thương mại cho dự án này thu hẹp khoảng cách này bằng cách huy động vốn tư nhân để phát triển các nguồn tài nguyên gió được chuyển thành sản xuất điện sạch có thể thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội trong khu vực”.

Cung cấp điện xuyên biên giới là một trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Lào, và việc khai thác các nguồn tài nguyên gió chưa được khai thác có thể mang lại sự đa dạng hóa năng lượng cho quốc gia này.

Dự án cũng sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 748.867 tấn carbon dioxide mỗi năm.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG