Trong bài tiểu luận “Civil Society as Idea and Civil Society as Process: The Case of Ghana” (1), Lindsay Whitfield nhấn mạnh: Xã hội dân sự không phải là một thực thể thống nhất với một cấu trúc rõ ràng và cố định, do đó, không thể là một đối tượng cho các nghiên cứu có tính chất thực nghiệm. Ngược lại, nó chỉ là một ý tưởng và là một tiến trình. Với tư cách một ý tưởng, xã hội dân sự là một nỗ lực tìm kiếm một biểu tượng thống nhất cho một thực tại vốn không thống nhất trong khi với tư cách một tiến trình, nó lại là những sự tương tác vô cùng phức tạp của các cấu trúc xã hội, các vấn đề chính trị, các mạng lưới nhân sự vốn có gốc rễ sâu xa trong lịch sử cộng với các quan hệ chằng chịt ở tầm quốc tế trong hiện tại.
Với tư cách một tiến trình, xã hội dân sự là một hiện tượng khá mới, nhưng với tư cách một ý tưởng, nó lại có một lịch sử rất dài, bắt nguồn từ những suy nghĩ về chính trị của Plato (424/423 BC - 348/347 BC) và Aristotle (384 BC - 322 BC) thời cổ đại Hy Lạp khi hai ông muốn tìm kiếm những hình thức tổ chức xã hội như những hiệp hội của các công dân tự do và trưởng thành nhằm phân biệt với trạng thái tự nhiên của đời sống hoang dã và mọi rợ (barbarism). Có điều, với hai ông, cũng như những người chịu ảnh hưởng của hai ông trong nhiều thế kỷ sau đó, cái gọi là xã hội dân sự ấy bao trùm cả nhà nước, gắn chặt với nhà nước: Với Plato, một cách lý tưởng, đó là nơi kết hợp giữa cái chân, cái thiện và cái mỹ với kiến thức, quyền lực và nhà nước; đó là một cộng đồng đạo đức kết hợp nhiều người thuộc nhiều thành phần và với những kỹ năng khác nhau, được lãnh đạo bởi một vị vua hiền triết (philosopher-king); với Aristotle, đó là một cộng đồng chính trị (politike koinonia) quy tập các công dân dưới một hệ thống luật pháp chung và nhắm đến những cái thiện chung, làm cho cuộc sống trở thành tốt đẹp (“good life”; trong khi gia đình và làng xã chỉ dừng lại ở mục tiêu căn bản là tồn tại, “a mere life”).
Các nhà tư tưởng thời trung cổ thu hẹp cái được Plato và Aristotle gọi là “thiện” hay “tốt” (good) vào phạm trù tôn giáo. Với Augustine (354-430), những luật lệ nhằm bảo đảm cái tốt trong xã hội không được đặt trên nền tảng lý trí mà trên thần quyền: một xã hội dân sự văn minh, do đó, phải là một “thành phố của Thượng đế” (the city of God). Kết hợp tư tưởng của Aristotle và giáo lý của Thiên Chúa giáo, Thomas Aquinas (1225-1274) phục hồi lại giá trị của lý trí như là nền tảng để phân biệt cái tốt nhưng ông vẫn cho xã hội dân sự cần phải lệ thuộc vào giáo hội.
Nói một cách tóm tắt, suốt cả thời cổ đại lẫn thời trung cổ, cái gọi là xã hội dân sự (civil society) được hiểu như một xã hội văn minh (civilized society) nói chung: Đó là một sự đối lập với trạng thái tự nhiên nhưng lại chưa chưa thoát ly khỏi nhà nước và giáo hội. Nó khác rất xa cách hiểu của chúng ta bây giờ.
Cách hiểu của chúng ta hiện nay về xã hội dân sự chủ yếu xuất phát từ các phát kiến của các nhà tư tưởng thời Phục Hưng. Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632-1704) đều cho, thứ nhất, giống quan niệm của Aristotle ngày trước, xã hội dân sự đồng nghĩa với khái niệm văn minh, ở đó mọi công dân sống với nhau một cách hài hòa trong một hệ thống pháp lý chung; thứ hai, khác với Aristotle, xã hội dân sự được hình thành không phải vì bản năng hòa đồng mà là kết quả của một thứ khế ước xã hội; và thứ ba, khác với Aristotle cũng như hầu hết các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung đại, xã hội dân sự không còn đồng nhất với nhà nước: Với họ, nhà nước là cơ quan bảo vệ xã hội dân sự. Giữa hai người, Locke đi xa hơn Hobbes khi xem quyền lực của nhà nước có khi là một đe dọa đối với quyền tự do của xã hội dân sự, do đó, nó cần được giới hạn; và biện pháp giới hạn tốt nhất là phân quyền: trước hết là tách thần quyền ra khỏi thế quyền; và trong thế quyền, tách lập pháp ra khỏi hành pháp, tách bộ phận làm luật ra khỏi bộ phận thi hành luật.
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là người đi xa nhất trong việc xác lập vị trí độc lập của xã hội dân sự khi ông phân biệt gia đình, xã hội dân sự và nhà nước như ba lãnh vực thuộc ba giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển biện chứng của lịch sử. Gia đình là giai đoạn tự nhiên, có khuynh hướng xóa bỏ các khác biệt giữa các thành viên vì nó được cấu trúc trên tình yêu, lòng vị tha và sự quan tâm đến số phận chung; trong trường hợp có mâu thuẫn, các thành viên dễ dàng hy sinh lợi ích của bản thân cho gia đình. Xã hội dân sự được xem là một phản đề của gia đình: Nếu yếu tính của gia đình là sự đồng nhất và thống nhất, yếu tính của xã hội dân sự là sự đa dạng và dị biệt; nếu gia đình dựa trên sự nhường nhịn, xã hội dân sự dựa trên tinh thần cạnh tranh; nếu gia đình nhắm đến một lợi ích chung, trong xã hội dân sự, mỗi người theo đuổi một mục tiêu riêng; nếu gia đình có chức năng đoàn kết, dù là đoàn kết rất hẹp dựa trên quan hệ huyết thống, xã hội dân sự lại có chức năng phân hóa. Nhà nước xuất hiện như một hợp đề, giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, nhằm hòa giải và hóa giải hai mâu thuẫn trên.
Như vậy, trong cách nhìn của Hegel, xã hội dân sự nằm giữa gia đình và nhà nước. Nếu loại trừ gia đình vì đó chỉ là một không gian riêng tư; trong không gian công cộng, theo Hegel, xã hội dân sự là toàn bộ xã hội trừ nhà nước. Chỉ trừ nhà nước. Nhưng như vậy, cũng có nghĩa là, theo Hegel, xã hội dân sự bao gồm cả các hoạt động kinh tế.
Karl Marx (1818-1883) tiếp thu cách nhìn của Hegel xem xã hội dân sự bao gồm cả lãnh vực kinh tế, thuộc lãnh vực quan hệ kinh tế; tuy nhiên, từ góc độ kinh tế ấy, cộng với quan điểm giai cấp vốn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông, ông lại phủ nhận cách lý giải của Hegel. Thứ nhất, ông cho nhà nước không phải là giai đoạn phát triển cao nhất của lịch sử và nó cũng không nhắm tới mục đích hòa giải hay hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội: Thực chất, nó chỉ là công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm đàn áp và loại trừ các giai cấp khác. Thứ hai, cái Hegel gọi là xã hội dân sự thực chất chỉ là xã hội của giai cấp trưởng giả trong đó người này xem người kia chỉ như những phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh riêng của mình. Trước, giai cấp trưởng giả dùng xã hội dân sự để chống lại chế độ phong kiến; sau, lại sử dụng nó để bóc lột giai cấp vô sản. Như vậy, theo Marx, cả nhà nước lẫn xã hội dân sự đều có tính giai cấp và đều cần phải loại bỏ (2).
Các đệ tử của Marx, sau khi lên nắm chính quyền, không những không loại bỏ nhà nước mà còn tìm mọi cách để củng cố quyền lực tuyệt đối của nhà nước. Một trong những cách đó là triệt tiêu vai trò của xã hội dân sự. Người ta không những triệt tiêu xã hội dân sự với tư cách một tiến trình mà còn triệt tiêu nó với cả tư cách một ý tưởng: Xã hội dân sự trở thành một đề tài cấm kỵ (3).
Mà lạ. Ngay ở Tây phương, suốt khoảng nửa thế kỷ, đề tài xã hội dân sự cũng bị bỏ quên. Các lý thuyết gia, ngay cả khi bàn đến dân chủ và tiến trình dân chủ hóa, thường chỉ tập trung vào vấn đề phân quyền và nhân quyền chứ hiếm khi đề cập đến ý niệm xã hội dân sự (4). Ý niệm này chỉ được phục sinh từ khoảng cuối thập niên 1970, thoạt đầu, ở châu Mỹ La Tinh và đặc biệt, ở Đông Âu, sau đó, phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới vào cuối thế kỷ 20 (5).
Tại sao?
Theo Frederik Powell, nếu trước đây, từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến ngày bức tường Berlin bị sụp đổ vào năm 1989, sinh hoạt chính trị thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa thế quyền và chủ nghĩa xã hội, thì hiện nay, nó lại bị chi phối bởi ý niệm xã hội dân sự, biểu tượng của một bước phát triển mới của dân chủ, như một thứ chính trị của hiện tại (the politics of the present), gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, nơi những niềm tin vào các đại tự sự (grand narratives) đã bị sụp đổ (6).
Gyorgy Jenei và Éva Kuti gắn liền sự phục sinh của xã hội dân sự với làn sóng dân chủ lần thứ ba vào thập niên 1970, lúc quan niệm về dân chủ có sự chuyển hướng quan trọng: thay vì nhấn mạnh vào kiểu dân chủ đại biểu (representative democracy), người ta chú ý nhiều hơn đến kiểu dân chủ tham dự (participatory democracy) (7).
Mary Kaldor giải thích bằng một lý do chính: Toàn cầu hóa. Chính xu hướng toàn cầu hóa đã làm phát sinh một thứ chính trị phi đảng phái (non-party politics), như những phong trào xã hội mới làm thay đổi hẳn cả tư duy lẫn sinh hoạt của mọi người (8). Karel B. Muller giải thích một cách chi tiết hơn, bằng bốn lý do chính: Một, nó nảy sinh từ cuộc đấu tranh chống lại chế độ cộng sản toàn trị ở các quốc gia Đông Âu. Hai, nó hình thành từ nhu cầu xây dựng dân chủ tại các quốc gia này sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Ba, nó trở thành một nhu cầu khẩn thiết khi các chế độ hậu-cộng sản bị khủng hoảng. Và cuối cùng, nó là một phản ứng trước những thay đổi lớn lao và nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hóa mang lại (9).
Vahid Amani Zoeram, Jayum Anak Jawan và Lee Yok Fee bổ sung thêm một lý do khác: sự phát triển của các phong trào xã hội liên quan đến nữ quyền hoặc môi trường cũng góp phần làm nảy nở và lan tỏa ý niệm xã hội dân sự (10).
Càng phát triển và càng được sử dụng rộng rãi, nội dung khái niệm xã hội dân sự càng trở nên mơ hồ và hàm hồ. Hàm hồ đến độ bất định: Nó có thể được dùng để chỉ vô số hiện tượng khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau khiến một số nhà nghiên cứu phải lên tiếng báo động là nó đang mất dần ý nghĩa (11). Tuy nhiên, Lee Hock Guan nhấn mạnh: tất cả những mâu thuẫn ấy chỉ làm cho khái niệm xã hội dân sự càng thêm quyến rũ đối với giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động xã hội (12). Mà nghĩ cho cùng, đó chỉ là điều bình thường: Bất cứ khái niệm phổ biến nào cũng dẫn đến tình trạng tương tự.
Lee Hock Guan tìm ra trong mớ bòng bong những ý kiến khác nhau trong diễn ngôn về khái niệm xã hội dân sự hai nhóm chính: một nhóm có quan điểm xung đột (conflict view) xuất phát từ Đông Âu và một nhóm được mệnh danh là “vốn xã hội” (social capital) chủ yếu xuất phát từ Mỹ.
Các lý thuyết gia theo quan điểm xung đột là những người, trong thập niên 1970, sống dưới chế độ cộng sản toàn trị, chủ yếu ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc, nơi không có một tổ chức dân sự tự trị nào được phép hoạt động. Cũng như mọi trí thức trong hoàn cảnh tương tự, họ chỉ có thể đọc Karl Marx, và từ Karl Marx, đọc thêm Hegel. Ở Hegel, họ học được tầm quan trọng của xã hội dân sự, như một trung gian giữa gia đình và nhà nước, nơi mọi cá nhân có thể tự do tập hợp lại với nhau để theo đuổi các nhu cầu và sở thích riêng. Họ cũng học được, từ Hegel, vai trò của nhà nước như một cơ quan điều hợp các xã hội dân sự; và với chức năng ấy, nhà nước trở thành đại diện cho các lợi ích phổ quát và ý chí chung của toàn dân. Từ những bài học từ Hegel cũng như từ kinh nghiệm trực tiếp dưới một chế độ toàn trị, họ phát hiện ra xã hội dân sự có thể đóng vai trò như một giải pháp thứ ba dẫn nước họ đến dân chủ ngoài hai giải pháp quen thuộc trong lịch sử và đã được nhiều người đề cập: Một giải pháp từ trên xuống với những cải cách của giới lãnh đạo và một giải pháp từ dưới lên với những cuộc nổi loạn của dân chúng. Chính những ý tưởng ấy làm cho người ta càng căm ghét chế độ toàn trị; và càng căm ghét chế độ toàn trị, người ta càng đề cao xã hội dân sự, xem xã hội dân sự không phải như một hình thức độc lập mà còn, hơn nữa, một sự đối lập với nhà nước. Nói theo ngôn ngữ của Václav Havel, nó là một thứ “quyền lực của những kẻ không có quyền lực” (power of the powerless) (13). Cuối cùng, chính ý niệm về xã hội dân sự ấy đã gợi hứng cho các trí thức Tiệp Khắc thành lập nhóm “Hiến chương 77” vào năm 1977 và mấy năm sau, các công nhân Ba Lan thành lập Công đoàn Đoàn Kết (Solidarity) dẫn đến sự phá sản của toàn bộ chế độ toàn trị ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Quan điểm “vốn xã hội” nảy sinh từ lý thuyết của Alexis de Tocqueville (1805-1859), một học giả người Pháp, tác giả cuốn Democracy in America, được xuất bản lần đầu vào năm 1835. Trong cuốn ấy, de Tocqueville chia xã hội Mỹ ra làm ba lãnh vực: nhà nước, xã hội dân sự và xã hội chính trị. Cái gọi là xã hội chính trị ấy bao gồm hai hình thức chính: các tổ chức chính trị (chính quyền địa phương, các đảng phái và các hội đoàn công cộng) và các tổ chức dân sự (bao gồm các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện như nhà thờ, trường học và các hội đoàn chuyên môn). Theo de Tocqueville, các tổ chức dân sự có chức năng làm mới ý tưởng và cảm xúc của dân chúng, góp phần nâng cao nhận thức của dân chúng, từ đó, trở thành một nền tảng tốt cho các tổ chức chính trị. Robert D. Putnam (sinh năm 1941) đẩy mạnh việc nghiên cứu xã hội dân sự theo hướng được de Tocqueville đề xuất: Ông cũng tập trung vào các tổ chức dân sự, nơi, theo ông, vốn xã hội được nảy nở và phát triển; và đến lượt nó, các vốn xã hội này lại trở thành nền tảng vững chắc cho dân chủ bằng cách nuôi dưỡng và củng cố các mạng lưới xã hội, sự tin cậy cũng như thói quen đối thoại và hợp tác giữa các công dân, những yếu tố chính của văn hóa dân sự (civic culture). Putnam cho một nền dân chủ lành mạnh chỉ có thể được xây dựng trên một nền văn hóa dân sự kiểu như thế.
Mặc dù khác nhau như vậy, hai quan điểm xung đột và vốn xã hội bổ sung cho nhau hơn là loại trừ nhau. Dưới chế độ toàn trị ở Đông Âu, xã hội dân sự được xem như một hình thức phản kháng và đối lập để được dân chủ hóa. Nhưng khi chế độ toàn trị đã sụp đổ, nó lại biến thành một cái vốn xã hội để thiết lập và củng cố những nền dân chủ còn non trẻ và yếu ớt của họ.
(Đây là bài thứ hai trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Kỳ tới: “Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba”)
***
Chú thích:
Với tư cách một tiến trình, xã hội dân sự là một hiện tượng khá mới, nhưng với tư cách một ý tưởng, nó lại có một lịch sử rất dài, bắt nguồn từ những suy nghĩ về chính trị của Plato (424/423 BC - 348/347 BC) và Aristotle (384 BC - 322 BC) thời cổ đại Hy Lạp khi hai ông muốn tìm kiếm những hình thức tổ chức xã hội như những hiệp hội của các công dân tự do và trưởng thành nhằm phân biệt với trạng thái tự nhiên của đời sống hoang dã và mọi rợ (barbarism). Có điều, với hai ông, cũng như những người chịu ảnh hưởng của hai ông trong nhiều thế kỷ sau đó, cái gọi là xã hội dân sự ấy bao trùm cả nhà nước, gắn chặt với nhà nước: Với Plato, một cách lý tưởng, đó là nơi kết hợp giữa cái chân, cái thiện và cái mỹ với kiến thức, quyền lực và nhà nước; đó là một cộng đồng đạo đức kết hợp nhiều người thuộc nhiều thành phần và với những kỹ năng khác nhau, được lãnh đạo bởi một vị vua hiền triết (philosopher-king); với Aristotle, đó là một cộng đồng chính trị (politike koinonia) quy tập các công dân dưới một hệ thống luật pháp chung và nhắm đến những cái thiện chung, làm cho cuộc sống trở thành tốt đẹp (“good life”; trong khi gia đình và làng xã chỉ dừng lại ở mục tiêu căn bản là tồn tại, “a mere life”).
Các nhà tư tưởng thời trung cổ thu hẹp cái được Plato và Aristotle gọi là “thiện” hay “tốt” (good) vào phạm trù tôn giáo. Với Augustine (354-430), những luật lệ nhằm bảo đảm cái tốt trong xã hội không được đặt trên nền tảng lý trí mà trên thần quyền: một xã hội dân sự văn minh, do đó, phải là một “thành phố của Thượng đế” (the city of God). Kết hợp tư tưởng của Aristotle và giáo lý của Thiên Chúa giáo, Thomas Aquinas (1225-1274) phục hồi lại giá trị của lý trí như là nền tảng để phân biệt cái tốt nhưng ông vẫn cho xã hội dân sự cần phải lệ thuộc vào giáo hội.
Nói một cách tóm tắt, suốt cả thời cổ đại lẫn thời trung cổ, cái gọi là xã hội dân sự (civil society) được hiểu như một xã hội văn minh (civilized society) nói chung: Đó là một sự đối lập với trạng thái tự nhiên nhưng lại chưa chưa thoát ly khỏi nhà nước và giáo hội. Nó khác rất xa cách hiểu của chúng ta bây giờ.
Cách hiểu của chúng ta hiện nay về xã hội dân sự chủ yếu xuất phát từ các phát kiến của các nhà tư tưởng thời Phục Hưng. Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632-1704) đều cho, thứ nhất, giống quan niệm của Aristotle ngày trước, xã hội dân sự đồng nghĩa với khái niệm văn minh, ở đó mọi công dân sống với nhau một cách hài hòa trong một hệ thống pháp lý chung; thứ hai, khác với Aristotle, xã hội dân sự được hình thành không phải vì bản năng hòa đồng mà là kết quả của một thứ khế ước xã hội; và thứ ba, khác với Aristotle cũng như hầu hết các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung đại, xã hội dân sự không còn đồng nhất với nhà nước: Với họ, nhà nước là cơ quan bảo vệ xã hội dân sự. Giữa hai người, Locke đi xa hơn Hobbes khi xem quyền lực của nhà nước có khi là một đe dọa đối với quyền tự do của xã hội dân sự, do đó, nó cần được giới hạn; và biện pháp giới hạn tốt nhất là phân quyền: trước hết là tách thần quyền ra khỏi thế quyền; và trong thế quyền, tách lập pháp ra khỏi hành pháp, tách bộ phận làm luật ra khỏi bộ phận thi hành luật.
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là người đi xa nhất trong việc xác lập vị trí độc lập của xã hội dân sự khi ông phân biệt gia đình, xã hội dân sự và nhà nước như ba lãnh vực thuộc ba giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển biện chứng của lịch sử. Gia đình là giai đoạn tự nhiên, có khuynh hướng xóa bỏ các khác biệt giữa các thành viên vì nó được cấu trúc trên tình yêu, lòng vị tha và sự quan tâm đến số phận chung; trong trường hợp có mâu thuẫn, các thành viên dễ dàng hy sinh lợi ích của bản thân cho gia đình. Xã hội dân sự được xem là một phản đề của gia đình: Nếu yếu tính của gia đình là sự đồng nhất và thống nhất, yếu tính của xã hội dân sự là sự đa dạng và dị biệt; nếu gia đình dựa trên sự nhường nhịn, xã hội dân sự dựa trên tinh thần cạnh tranh; nếu gia đình nhắm đến một lợi ích chung, trong xã hội dân sự, mỗi người theo đuổi một mục tiêu riêng; nếu gia đình có chức năng đoàn kết, dù là đoàn kết rất hẹp dựa trên quan hệ huyết thống, xã hội dân sự lại có chức năng phân hóa. Nhà nước xuất hiện như một hợp đề, giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, nhằm hòa giải và hóa giải hai mâu thuẫn trên.
Như vậy, trong cách nhìn của Hegel, xã hội dân sự nằm giữa gia đình và nhà nước. Nếu loại trừ gia đình vì đó chỉ là một không gian riêng tư; trong không gian công cộng, theo Hegel, xã hội dân sự là toàn bộ xã hội trừ nhà nước. Chỉ trừ nhà nước. Nhưng như vậy, cũng có nghĩa là, theo Hegel, xã hội dân sự bao gồm cả các hoạt động kinh tế.
Karl Marx (1818-1883) tiếp thu cách nhìn của Hegel xem xã hội dân sự bao gồm cả lãnh vực kinh tế, thuộc lãnh vực quan hệ kinh tế; tuy nhiên, từ góc độ kinh tế ấy, cộng với quan điểm giai cấp vốn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông, ông lại phủ nhận cách lý giải của Hegel. Thứ nhất, ông cho nhà nước không phải là giai đoạn phát triển cao nhất của lịch sử và nó cũng không nhắm tới mục đích hòa giải hay hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội: Thực chất, nó chỉ là công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm đàn áp và loại trừ các giai cấp khác. Thứ hai, cái Hegel gọi là xã hội dân sự thực chất chỉ là xã hội của giai cấp trưởng giả trong đó người này xem người kia chỉ như những phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh riêng của mình. Trước, giai cấp trưởng giả dùng xã hội dân sự để chống lại chế độ phong kiến; sau, lại sử dụng nó để bóc lột giai cấp vô sản. Như vậy, theo Marx, cả nhà nước lẫn xã hội dân sự đều có tính giai cấp và đều cần phải loại bỏ (2).
Các đệ tử của Marx, sau khi lên nắm chính quyền, không những không loại bỏ nhà nước mà còn tìm mọi cách để củng cố quyền lực tuyệt đối của nhà nước. Một trong những cách đó là triệt tiêu vai trò của xã hội dân sự. Người ta không những triệt tiêu xã hội dân sự với tư cách một tiến trình mà còn triệt tiêu nó với cả tư cách một ý tưởng: Xã hội dân sự trở thành một đề tài cấm kỵ (3).
Mà lạ. Ngay ở Tây phương, suốt khoảng nửa thế kỷ, đề tài xã hội dân sự cũng bị bỏ quên. Các lý thuyết gia, ngay cả khi bàn đến dân chủ và tiến trình dân chủ hóa, thường chỉ tập trung vào vấn đề phân quyền và nhân quyền chứ hiếm khi đề cập đến ý niệm xã hội dân sự (4). Ý niệm này chỉ được phục sinh từ khoảng cuối thập niên 1970, thoạt đầu, ở châu Mỹ La Tinh và đặc biệt, ở Đông Âu, sau đó, phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới vào cuối thế kỷ 20 (5).
Tại sao?
Theo Frederik Powell, nếu trước đây, từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến ngày bức tường Berlin bị sụp đổ vào năm 1989, sinh hoạt chính trị thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa thế quyền và chủ nghĩa xã hội, thì hiện nay, nó lại bị chi phối bởi ý niệm xã hội dân sự, biểu tượng của một bước phát triển mới của dân chủ, như một thứ chính trị của hiện tại (the politics of the present), gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, nơi những niềm tin vào các đại tự sự (grand narratives) đã bị sụp đổ (6).
Gyorgy Jenei và Éva Kuti gắn liền sự phục sinh của xã hội dân sự với làn sóng dân chủ lần thứ ba vào thập niên 1970, lúc quan niệm về dân chủ có sự chuyển hướng quan trọng: thay vì nhấn mạnh vào kiểu dân chủ đại biểu (representative democracy), người ta chú ý nhiều hơn đến kiểu dân chủ tham dự (participatory democracy) (7).
Mary Kaldor giải thích bằng một lý do chính: Toàn cầu hóa. Chính xu hướng toàn cầu hóa đã làm phát sinh một thứ chính trị phi đảng phái (non-party politics), như những phong trào xã hội mới làm thay đổi hẳn cả tư duy lẫn sinh hoạt của mọi người (8). Karel B. Muller giải thích một cách chi tiết hơn, bằng bốn lý do chính: Một, nó nảy sinh từ cuộc đấu tranh chống lại chế độ cộng sản toàn trị ở các quốc gia Đông Âu. Hai, nó hình thành từ nhu cầu xây dựng dân chủ tại các quốc gia này sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Ba, nó trở thành một nhu cầu khẩn thiết khi các chế độ hậu-cộng sản bị khủng hoảng. Và cuối cùng, nó là một phản ứng trước những thay đổi lớn lao và nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hóa mang lại (9).
Vahid Amani Zoeram, Jayum Anak Jawan và Lee Yok Fee bổ sung thêm một lý do khác: sự phát triển của các phong trào xã hội liên quan đến nữ quyền hoặc môi trường cũng góp phần làm nảy nở và lan tỏa ý niệm xã hội dân sự (10).
Càng phát triển và càng được sử dụng rộng rãi, nội dung khái niệm xã hội dân sự càng trở nên mơ hồ và hàm hồ. Hàm hồ đến độ bất định: Nó có thể được dùng để chỉ vô số hiện tượng khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau khiến một số nhà nghiên cứu phải lên tiếng báo động là nó đang mất dần ý nghĩa (11). Tuy nhiên, Lee Hock Guan nhấn mạnh: tất cả những mâu thuẫn ấy chỉ làm cho khái niệm xã hội dân sự càng thêm quyến rũ đối với giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động xã hội (12). Mà nghĩ cho cùng, đó chỉ là điều bình thường: Bất cứ khái niệm phổ biến nào cũng dẫn đến tình trạng tương tự.
Lee Hock Guan tìm ra trong mớ bòng bong những ý kiến khác nhau trong diễn ngôn về khái niệm xã hội dân sự hai nhóm chính: một nhóm có quan điểm xung đột (conflict view) xuất phát từ Đông Âu và một nhóm được mệnh danh là “vốn xã hội” (social capital) chủ yếu xuất phát từ Mỹ.
Các lý thuyết gia theo quan điểm xung đột là những người, trong thập niên 1970, sống dưới chế độ cộng sản toàn trị, chủ yếu ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc, nơi không có một tổ chức dân sự tự trị nào được phép hoạt động. Cũng như mọi trí thức trong hoàn cảnh tương tự, họ chỉ có thể đọc Karl Marx, và từ Karl Marx, đọc thêm Hegel. Ở Hegel, họ học được tầm quan trọng của xã hội dân sự, như một trung gian giữa gia đình và nhà nước, nơi mọi cá nhân có thể tự do tập hợp lại với nhau để theo đuổi các nhu cầu và sở thích riêng. Họ cũng học được, từ Hegel, vai trò của nhà nước như một cơ quan điều hợp các xã hội dân sự; và với chức năng ấy, nhà nước trở thành đại diện cho các lợi ích phổ quát và ý chí chung của toàn dân. Từ những bài học từ Hegel cũng như từ kinh nghiệm trực tiếp dưới một chế độ toàn trị, họ phát hiện ra xã hội dân sự có thể đóng vai trò như một giải pháp thứ ba dẫn nước họ đến dân chủ ngoài hai giải pháp quen thuộc trong lịch sử và đã được nhiều người đề cập: Một giải pháp từ trên xuống với những cải cách của giới lãnh đạo và một giải pháp từ dưới lên với những cuộc nổi loạn của dân chúng. Chính những ý tưởng ấy làm cho người ta càng căm ghét chế độ toàn trị; và càng căm ghét chế độ toàn trị, người ta càng đề cao xã hội dân sự, xem xã hội dân sự không phải như một hình thức độc lập mà còn, hơn nữa, một sự đối lập với nhà nước. Nói theo ngôn ngữ của Václav Havel, nó là một thứ “quyền lực của những kẻ không có quyền lực” (power of the powerless) (13). Cuối cùng, chính ý niệm về xã hội dân sự ấy đã gợi hứng cho các trí thức Tiệp Khắc thành lập nhóm “Hiến chương 77” vào năm 1977 và mấy năm sau, các công nhân Ba Lan thành lập Công đoàn Đoàn Kết (Solidarity) dẫn đến sự phá sản của toàn bộ chế độ toàn trị ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Quan điểm “vốn xã hội” nảy sinh từ lý thuyết của Alexis de Tocqueville (1805-1859), một học giả người Pháp, tác giả cuốn Democracy in America, được xuất bản lần đầu vào năm 1835. Trong cuốn ấy, de Tocqueville chia xã hội Mỹ ra làm ba lãnh vực: nhà nước, xã hội dân sự và xã hội chính trị. Cái gọi là xã hội chính trị ấy bao gồm hai hình thức chính: các tổ chức chính trị (chính quyền địa phương, các đảng phái và các hội đoàn công cộng) và các tổ chức dân sự (bao gồm các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện như nhà thờ, trường học và các hội đoàn chuyên môn). Theo de Tocqueville, các tổ chức dân sự có chức năng làm mới ý tưởng và cảm xúc của dân chúng, góp phần nâng cao nhận thức của dân chúng, từ đó, trở thành một nền tảng tốt cho các tổ chức chính trị. Robert D. Putnam (sinh năm 1941) đẩy mạnh việc nghiên cứu xã hội dân sự theo hướng được de Tocqueville đề xuất: Ông cũng tập trung vào các tổ chức dân sự, nơi, theo ông, vốn xã hội được nảy nở và phát triển; và đến lượt nó, các vốn xã hội này lại trở thành nền tảng vững chắc cho dân chủ bằng cách nuôi dưỡng và củng cố các mạng lưới xã hội, sự tin cậy cũng như thói quen đối thoại và hợp tác giữa các công dân, những yếu tố chính của văn hóa dân sự (civic culture). Putnam cho một nền dân chủ lành mạnh chỉ có thể được xây dựng trên một nền văn hóa dân sự kiểu như thế.
Mặc dù khác nhau như vậy, hai quan điểm xung đột và vốn xã hội bổ sung cho nhau hơn là loại trừ nhau. Dưới chế độ toàn trị ở Đông Âu, xã hội dân sự được xem như một hình thức phản kháng và đối lập để được dân chủ hóa. Nhưng khi chế độ toàn trị đã sụp đổ, nó lại biến thành một cái vốn xã hội để thiết lập và củng cố những nền dân chủ còn non trẻ và yếu ớt của họ.
(Đây là bài thứ hai trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Kỳ tới: “Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba”)
***
Chú thích:
- Đăng trên Oxford Develoment Studies số 31 năm 2003, http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1360081032000111751#preview
- Trong phần trình bày lịch sử phát triển của ý niệm xã hội dân sự ở trên, tôi sử dụng nhiều tài liệu, trong đó, quan trọng nhất là cuốn Civil Society: The Critical History of an Idea của John Ehrenberg do New York University Press xuất bản tại New York năm 1999; cuốn Civil Society của Michael Edwards (ấn bản lần thứ 2) do Polity xuất bản tại Cambridge năm 2010; và một phần trong cuốn A Civil Republic, Beyond Capitalism and Nationalism của Severyn T. Bruyn do Kumarian xuất bản tại Bloomfield (Mỹ) năm 2005 (tr. 17-66).
- O.I. Shkaratan & E.N. Gurenko, “From Statocracy to Evolution of Civil Society”, Soviet Sociology số 30 (1991), tr. 68-87.
- http://share.pdfonline.com/a5c891492b114e76809ac127b7552d5b/berglund_civil_society_in_india_oct_2009.htm
- Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004), Exploring Civil Society: Political and Cultural Contexts, London: Routledge, tr. 170.
- Frederik Powell (2007), The Politics of Civil Society: Neoliberalism or Social Left?, Bristol: The Policy Press, tr. 1-25.
- Gyorgy Jenei & Éva Kuti, “The Third Sector and Civil Society” in trong cuốn The Third Sector in Europe: Prospects and Challenges do Stephen Osborne biên tập, Routledge xuất bản tại Hoboken, tr. 11.
- Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004), sđd, tr. 168.
- Karel B. Muller, “The Civil Society-State Relationship in Contemporary Discourse: A Complementary Account from Giddens’ Perspective” đăng trên tờ The British Journal of Politics & International Relations số 8 ra tháng 5 năm 2006.
- Vahid Amani Zoeram, Jayum Anak Jawan và Lee Yok Fee, “The Epistemology of the Concept of Civil Society in the West and Iranian Interpretations” đăng trên Canadian Social Science số 6 năm 2010.
- Krishna Kumar (1993), “Civil Society: An Inquiry into the Usefulness of an Historical Term”, British Journal of Sociology, số 44, 1993, tr. 375-395.
- Lee Hock Guan (2004), Civil Society in Southeast Asia, Singapore: Institute of Southeast Asia Studies, tr. 2.
- Có thể xem toàn văn bài tiểu luận này bằng tiếng Anh trên http://www.vaclavhavel.cz/showtrans.php?cat=clanky&val=72_aj_clanky.html&typ=HTML. Bản dịch tiếng Việt của Khải Minh trên http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6321&rb=08