BANGKOK —
Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein đã đưa ra lời chỉ trích hiếm thấy nhắm vào các giới chức, và nói rằng quản trị yếu kém đang kéo chậm các nỗ lực cải cách. Ông hói thúc một sự thay đổi trong cách hành xử qua một “sách lược phát triển mà cơ sở là nhân dân.” Nhưng giới phân tích chính trị nói cải cách lề lối cai trị sai trái của quân đội đã có hàng chục năm không phải là chuyện dễ.
Trong một bài phát biểu quan trọng về chính sách với các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo địa phương, Tổng thống Thein Sein nêu ra một sự chuyển tiếp êm thắm khác thường trong 2 năm vừa qua từ thể chế quân nhân qua thể chế dân sự.
Ðược truyền đi trực tiếp qua các đài phát thanh và truyền hình toàn quốc, ông ca ngợi tiến bộ trong các cải cách chính trị và kinh tế đã thu hút được sự ca ngợi và đầu tư của quốc tế.
Nhưng, Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh rằng Miến Ðiện vẫn còn tụt hậu so với các nước láng giềng cả về mặt xã hội lẫn kinh tế và việc quản trị của Miến Ðiện chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Ông nói quy mô của các thách thức còn lại đối với cải cách dân chủ còn rất to lớn.
Ông Thein Sein nói thành công hay thất bại, tiến bộ trong chính trị và kinh tế quốc gia lệ thuộc vào hiệu năng của các cơ chế chính phủ.
Tổng thống tiếp tục chỉ trích các giới chức về sự quản trị yếu kém và giữ nguyên các tập tục và đầu óc đã có dưới thời quân trị.
Ông nói các giới chức địa phương đặc biệt thiếu sự minh bạch, không chịu nghe dân chúng và tránh né các luật lệ và quy định.
Tổng thống nói hậu quả là có tình trạng tham nhũng trong các giới chức và tình trạng này kéo chậm các cơ chế chính phủ. Do đó, hệ thống quản trị và quản lý yếu kém và các đặc điểm và chất lượng của chính quyền tốt cũng yếu kém.
Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức hồi tháng 3 năm 2011, chỉ vài tháng sau khi cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên từ 20 năm chấm dứt mấy chục năm quân trị.
Viên cựu tướng lãnh từng làm thủ tướng trong chính phủ quân nhân này đã gây bất ngờ cho giới chỉ trích qua việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị, cho phép thành lập các công đoàn và tự do biểu tình, và chấm dứt việc kiểm duyệt truyền thông.
Ông cũng giao tiếp với lãnh tụ đối lập và tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi như một đối tác cải cách sau khi quân đội phóng thích bà sau nhiều năm quản thúc tại gia.
Các nhà phân tích chính trị nói bài phát biểu của ông là một bước quan trọng nhắm duy trì động năng cải cách. Tuy nhiên, nó cũng có nguy cơ gây bất bình từ phía các thành phần cứng rắn trong quân đội và những người khác có dự phần trong hệ thống chỉ huy từ trên xuống dưới.
Ông Thitinan Pongsudhirak là giám đốc Viện Nghiên cưu Quốc tế và An ninh. Ông nói bởi lẽ vị tổng thống 67 tuổi của Miến Ðiện không có kế hoạch ra tranh cử lần nữa nên ông có thể vận dụng sự khả tín của mình mà đánh liều. Ông nhận định:
“Ông ấy có quyền thúc đẩy các cải cách này, và không cần phải quan tâm về việc đắc cử, không giống như bà Aung San Suu Kyi chẳng hạn. Do đó, đấy là một hành động táo bạo. Nó không thể xảy ra một sớm một chiều. Nhưng nói phải rõ ràng. Ông ấy đã xác định thái độ. Và chúng ta phải chờ xem nếu đi nhanh quá, ông ấy cũng có thể trật đường rầy. Vì thế, đây là một thế quân bình tế nhị mà ông Thein Sein đang cố gắng duy trì.”
Ðể khuyến khích sự quản trị tốt, và giảm bớt những khiếu nại của công chúng, tổng thống đã loan báo các kế hoạch thành lập các ủy ban cấp tỉnh khắp nước với thành phần là các giới chức, các nhà lãnh đạo cộng đồng và kinh doanh, cũng như giới hoạt động. Họ sẽ có quyền thảo luận, quyết định và thực thi các vấn đề địa phương trước đây do các giới chức tỉnh xử lý.
Ông Aung Thu Nyein là giám đốc Viện Phát triển Vahu. Ông nói tổng thống muốn đi ra khỏi đường lối trung ương tập quyền và chính sự do quân đội thống lĩnh:
“Ðất nước cần phải quản bá chủ nghĩa dựa vào khả năng hơn là, chỉ định các giới chức, mà như quý vị biết, trung thành với chính phủ hay quân đội. Vì thế cho đến lúc này, tôi thấy có nhiều quân nhân đã hồi hưu lại được bổ nhiệm vào các chức vụ cao trong chính phủ.”
Các nhà chỉ huy quân đội trước đây của Miến Ðiện viện cớ các vụ nổi dậy sắc tộc là một phần để biện minh cho việc tiếp tục nắm chặt quyền hành.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Thein Sein nêu ra tiến bộ với các nhóm sắc tộc có vũ trang trong việc dẹp qua một bên những bất đồng để hợp tác với chính phủ. Ông nói đất nước sẽ không thể hưởng thụ hòa bình và phát triển mà không có hòa giải dân tộc.
Trong một bài phát biểu quan trọng về chính sách với các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo địa phương, Tổng thống Thein Sein nêu ra một sự chuyển tiếp êm thắm khác thường trong 2 năm vừa qua từ thể chế quân nhân qua thể chế dân sự.
Ðược truyền đi trực tiếp qua các đài phát thanh và truyền hình toàn quốc, ông ca ngợi tiến bộ trong các cải cách chính trị và kinh tế đã thu hút được sự ca ngợi và đầu tư của quốc tế.
Nhưng, Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh rằng Miến Ðiện vẫn còn tụt hậu so với các nước láng giềng cả về mặt xã hội lẫn kinh tế và việc quản trị của Miến Ðiện chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Ông nói quy mô của các thách thức còn lại đối với cải cách dân chủ còn rất to lớn.
Ông Thein Sein nói thành công hay thất bại, tiến bộ trong chính trị và kinh tế quốc gia lệ thuộc vào hiệu năng của các cơ chế chính phủ.
Tổng thống tiếp tục chỉ trích các giới chức về sự quản trị yếu kém và giữ nguyên các tập tục và đầu óc đã có dưới thời quân trị.
Ông nói các giới chức địa phương đặc biệt thiếu sự minh bạch, không chịu nghe dân chúng và tránh né các luật lệ và quy định.
Tổng thống nói hậu quả là có tình trạng tham nhũng trong các giới chức và tình trạng này kéo chậm các cơ chế chính phủ. Do đó, hệ thống quản trị và quản lý yếu kém và các đặc điểm và chất lượng của chính quyền tốt cũng yếu kém.
Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức hồi tháng 3 năm 2011, chỉ vài tháng sau khi cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên từ 20 năm chấm dứt mấy chục năm quân trị.
Viên cựu tướng lãnh từng làm thủ tướng trong chính phủ quân nhân này đã gây bất ngờ cho giới chỉ trích qua việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị, cho phép thành lập các công đoàn và tự do biểu tình, và chấm dứt việc kiểm duyệt truyền thông.
Ông cũng giao tiếp với lãnh tụ đối lập và tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi như một đối tác cải cách sau khi quân đội phóng thích bà sau nhiều năm quản thúc tại gia.
Các nhà phân tích chính trị nói bài phát biểu của ông là một bước quan trọng nhắm duy trì động năng cải cách. Tuy nhiên, nó cũng có nguy cơ gây bất bình từ phía các thành phần cứng rắn trong quân đội và những người khác có dự phần trong hệ thống chỉ huy từ trên xuống dưới.
Ông Thitinan Pongsudhirak là giám đốc Viện Nghiên cưu Quốc tế và An ninh. Ông nói bởi lẽ vị tổng thống 67 tuổi của Miến Ðiện không có kế hoạch ra tranh cử lần nữa nên ông có thể vận dụng sự khả tín của mình mà đánh liều. Ông nhận định:
“Ông ấy có quyền thúc đẩy các cải cách này, và không cần phải quan tâm về việc đắc cử, không giống như bà Aung San Suu Kyi chẳng hạn. Do đó, đấy là một hành động táo bạo. Nó không thể xảy ra một sớm một chiều. Nhưng nói phải rõ ràng. Ông ấy đã xác định thái độ. Và chúng ta phải chờ xem nếu đi nhanh quá, ông ấy cũng có thể trật đường rầy. Vì thế, đây là một thế quân bình tế nhị mà ông Thein Sein đang cố gắng duy trì.”
Ðể khuyến khích sự quản trị tốt, và giảm bớt những khiếu nại của công chúng, tổng thống đã loan báo các kế hoạch thành lập các ủy ban cấp tỉnh khắp nước với thành phần là các giới chức, các nhà lãnh đạo cộng đồng và kinh doanh, cũng như giới hoạt động. Họ sẽ có quyền thảo luận, quyết định và thực thi các vấn đề địa phương trước đây do các giới chức tỉnh xử lý.
Ông Aung Thu Nyein là giám đốc Viện Phát triển Vahu. Ông nói tổng thống muốn đi ra khỏi đường lối trung ương tập quyền và chính sự do quân đội thống lĩnh:
“Ðất nước cần phải quản bá chủ nghĩa dựa vào khả năng hơn là, chỉ định các giới chức, mà như quý vị biết, trung thành với chính phủ hay quân đội. Vì thế cho đến lúc này, tôi thấy có nhiều quân nhân đã hồi hưu lại được bổ nhiệm vào các chức vụ cao trong chính phủ.”
Các nhà chỉ huy quân đội trước đây của Miến Ðiện viện cớ các vụ nổi dậy sắc tộc là một phần để biện minh cho việc tiếp tục nắm chặt quyền hành.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Thein Sein nêu ra tiến bộ với các nhóm sắc tộc có vũ trang trong việc dẹp qua một bên những bất đồng để hợp tác với chính phủ. Ông nói đất nước sẽ không thể hưởng thụ hòa bình và phát triển mà không có hòa giải dân tộc.