Hoa Kỳ đang hối thúc Bangladesh cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế tiếp tục cung cấp sự trợ giúp cho người tị nạn sắc tộc Rohingya đã bỏ chạy khỏi các vụ bạo động phe phái đẫm máu ở nước láng giềng Miến Ðiện.
Tuần trước, Bangladesh đã ra lệnh cho ba tổ chức phi chính phủ ngưng hoạt động ở quận Cox’s Bazar ở phía đông nam.
Các giới chức cho biết quyết định này có mục đích ngăn cản không để có thêm người tị nạn vượt biên giới từ Miến Ðiện sang.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tối hôm qua nói rằng họ “vô cùng quan ngại” về việc Bangladesh có ý định đình chỉ hoạt động của các tổ chức, trong đó gồm cả tổ chức Bác sĩ Không biên giới, Tổ chức Chống lại nạn đói và Hỗ trợ người Hồi giáo.
Các vụ bạo động tôn giáo giữa người Phật giáo và Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine thuộc miền tây Miến Ðiện đã khiến hàng chục người chết kể từ tháng Sáu.
Nhiều người Rohingya bị coi là người nhập cư bất hợp pháp ở Miến Ðiện, đã bỏ chạy sang Bangladesh.
Nhưng người Rohingya cũng bị từ chối nhập quốc tịch ở Bangladesh, nước nói rằng những người Rohingya này đã sống ở Miến Ðiện trong nhiều thế kỷ.
Bangladesh cũng đã khiến các tổ chức nhân quyền tức giận vì đã không cho những chiếc thuyền chở rất nhiều người Rohingya cập bến.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng họ tiếp tục theo dõi những vụ bạo động phe phái và sắc tộc ở Miến Ðiện và rằng họ muốn chính phủ đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này càng sớm càng tốt.
Tuần trước, Bangladesh đã ra lệnh cho ba tổ chức phi chính phủ ngưng hoạt động ở quận Cox’s Bazar ở phía đông nam.
Các giới chức cho biết quyết định này có mục đích ngăn cản không để có thêm người tị nạn vượt biên giới từ Miến Ðiện sang.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tối hôm qua nói rằng họ “vô cùng quan ngại” về việc Bangladesh có ý định đình chỉ hoạt động của các tổ chức, trong đó gồm cả tổ chức Bác sĩ Không biên giới, Tổ chức Chống lại nạn đói và Hỗ trợ người Hồi giáo.
Các vụ bạo động tôn giáo giữa người Phật giáo và Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine thuộc miền tây Miến Ðiện đã khiến hàng chục người chết kể từ tháng Sáu.
Nhiều người Rohingya bị coi là người nhập cư bất hợp pháp ở Miến Ðiện, đã bỏ chạy sang Bangladesh.
Nhưng người Rohingya cũng bị từ chối nhập quốc tịch ở Bangladesh, nước nói rằng những người Rohingya này đã sống ở Miến Ðiện trong nhiều thế kỷ.
Bangladesh cũng đã khiến các tổ chức nhân quyền tức giận vì đã không cho những chiếc thuyền chở rất nhiều người Rohingya cập bến.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng họ tiếp tục theo dõi những vụ bạo động phe phái và sắc tộc ở Miến Ðiện và rằng họ muốn chính phủ đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này càng sớm càng tốt.