Vụ thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đánh động sự quan tâm của quốc tế một lần nữa về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên bày tỏ quan ngại trước sự việc, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền và trả tự do ngay lập tức cho các blogger đang bị giam giữ.
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.
Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ hết sức quan ngại và đau buồn trước việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30/7 mà tin cho hay có liên quan đến vụ giam giữ con gái bà là blogger Tạ Phong Tần bị bắt từ tháng 9 năm ngoái và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7/8 cùng với hai đồng sáng lập viên của “Câu lạc bộ Các Nhà báo Tự do” là Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức blogger Anh Ba Sài Gòn).
Ba blogger này bị chính quyền Hà Nội cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà tòa đại sứ Mỹ cho là ‘điều luật áp dụng những điều khoản với câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai’.
Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nêu rõ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger này ngay lập tức. Trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, tòa đại sứ Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam ‘hãy tiến hành những bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà nơi đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi’.
Trước đó một ngày, hôm 31/7, ba tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bao gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền, Tổ chức Quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cùng gửi thư chung tới 33 đại sứ các nước trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam, yêu cầu thúc đẩy Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho 3 blogger vừa kể và cử đại diện từ các tòa đại sứ tham dự phiên xử vào ngày 7/8.
Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam đối với công dân và khẳng định rằng phiên tòa tới đây chỉ nhằm trừng phạt những người chỉ trích nhà nước qua các hành xử ôn hòa về quyền tự do ngôn luận.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác cũng đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trước phiên xử ba thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do và vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần.
Thông cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhấn mạnh vụ tự thiêu của bà Liêng là một bi kịch mà đáng lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền Hà Nội không quá cố chấp. RSF cho rằng cộng đồng quốc tế cấp thiết phải mạnh mẽ nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói sự việc bà Liêng tự thiêu trước phiên xử con gái mình là một vụ gây chấn động. Vẫn theo Human Rights Watch, thực tế cho thấy Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch có hệ thống sách nhiễu các blogger và điều này có tác động rất lớn với các gia đình nạn nhân.
Trong thông cáo chia buồn với gia đình blogger Tạ Phong Tần ngày 31/7, dân biểu Loretta Sanchez, một tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích nhân quyền Việt Nam ở Hạ Viên Hoa Kỳ, nói rằng sự hy sinh của bà Liêng nhắc nhở các giá trị và sự hy sinh mà các nhà hoạt động cho nhân quyền phải trải qua để đấu tranh cho tự do và công lý.
Thân nhân bà Liêng nói sẽ tổ chức an táng bà vào ngày 2/8. Gia đình và những người viếng tang cho biết có nhiều công an theo dõi trong suốt thời gian tang lễ diễn ra và một số đoàn viếng đã bị quấy nhiễu, cản trở.
Bà Lư Thị Thu Trang, một trong những người viếng tang bà Liêng đầu tiên, cho VOA Việt ngữ biết:
“Các cựu tù nhân chính trị trên đường tới viếng tang đã bị chặn xe ở Tiền Giang, bị gây khó khăn rất nhiều. Những người dân oan ở các tỉnh lân cận đến chia buồn với gia đình cũng bị sách nhiễu, gây khó khăn rất nhiều. Sáng hôm nay (1/8) tại tang lễ đã diễn ra một hình thức không biết phải diễn tả thế nào. Họ cử côn đồ thật sự hay côn đồ do công an giả dạng đến cầm mã tấu đứng chặn trước ngõ ra vào nhà chị Tạ Phong Tần, gây cho những người đến viếng tang lễ một sự sợ hãi tột cùng. Phía ngoài công an và an ninh dày đặc mà ngay trước cổng ra vào lại có côn đồ ngang nhiên cầm mã tấu đứng trấn cửa vậy đó.”
Phiên xử con gái bà Liêng là blogger Tạ Phong Tần, cùng hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn ban đầu dự tính diễn ra vào giữa tháng 5 năm nay, nhưng sau bị hoãn, và ngày xử dự kiến sắp tới là 7/8.
Tuy nhiên, tới ngày 1/8 gia đình blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được giấy báo chính thức của chính quyền. Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, cho VOA Việt ngữ biết:
“Không có nghe nói, không có ai gửi giấy mời tham dự phiên xử chị em hết.”
Blogger Điếu Cày, sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, là người được biết đến qua các hoạt động và bài viết chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa.
Blogger Tạ Phong Tần, nguyên là một công an, là tác giả các bài viết tố cáo tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn từng đăng các bài bình luận trên blog chỉ trích và yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vì cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến Pháp quy định.
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.
Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ hết sức quan ngại và đau buồn trước việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30/7 mà tin cho hay có liên quan đến vụ giam giữ con gái bà là blogger Tạ Phong Tần bị bắt từ tháng 9 năm ngoái và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7/8 cùng với hai đồng sáng lập viên của “Câu lạc bộ Các Nhà báo Tự do” là Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức blogger Anh Ba Sài Gòn).
Ba blogger này bị chính quyền Hà Nội cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà tòa đại sứ Mỹ cho là ‘điều luật áp dụng những điều khoản với câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai’.
Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nêu rõ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger này ngay lập tức. Trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, tòa đại sứ Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam ‘hãy tiến hành những bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà nơi đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi’.
Trước đó một ngày, hôm 31/7, ba tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bao gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền, Tổ chức Quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cùng gửi thư chung tới 33 đại sứ các nước trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam, yêu cầu thúc đẩy Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho 3 blogger vừa kể và cử đại diện từ các tòa đại sứ tham dự phiên xử vào ngày 7/8.
Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam đối với công dân và khẳng định rằng phiên tòa tới đây chỉ nhằm trừng phạt những người chỉ trích nhà nước qua các hành xử ôn hòa về quyền tự do ngôn luận.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác cũng đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trước phiên xử ba thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do và vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần.
Thông cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhấn mạnh vụ tự thiêu của bà Liêng là một bi kịch mà đáng lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền Hà Nội không quá cố chấp. RSF cho rằng cộng đồng quốc tế cấp thiết phải mạnh mẽ nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói sự việc bà Liêng tự thiêu trước phiên xử con gái mình là một vụ gây chấn động. Vẫn theo Human Rights Watch, thực tế cho thấy Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch có hệ thống sách nhiễu các blogger và điều này có tác động rất lớn với các gia đình nạn nhân.
Trong thông cáo chia buồn với gia đình blogger Tạ Phong Tần ngày 31/7, dân biểu Loretta Sanchez, một tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích nhân quyền Việt Nam ở Hạ Viên Hoa Kỳ, nói rằng sự hy sinh của bà Liêng nhắc nhở các giá trị và sự hy sinh mà các nhà hoạt động cho nhân quyền phải trải qua để đấu tranh cho tự do và công lý.
Thân nhân bà Liêng nói sẽ tổ chức an táng bà vào ngày 2/8. Gia đình và những người viếng tang cho biết có nhiều công an theo dõi trong suốt thời gian tang lễ diễn ra và một số đoàn viếng đã bị quấy nhiễu, cản trở.
Bà Lư Thị Thu Trang, một trong những người viếng tang bà Liêng đầu tiên, cho VOA Việt ngữ biết:
“Các cựu tù nhân chính trị trên đường tới viếng tang đã bị chặn xe ở Tiền Giang, bị gây khó khăn rất nhiều. Những người dân oan ở các tỉnh lân cận đến chia buồn với gia đình cũng bị sách nhiễu, gây khó khăn rất nhiều. Sáng hôm nay (1/8) tại tang lễ đã diễn ra một hình thức không biết phải diễn tả thế nào. Họ cử côn đồ thật sự hay côn đồ do công an giả dạng đến cầm mã tấu đứng chặn trước ngõ ra vào nhà chị Tạ Phong Tần, gây cho những người đến viếng tang lễ một sự sợ hãi tột cùng. Phía ngoài công an và an ninh dày đặc mà ngay trước cổng ra vào lại có côn đồ ngang nhiên cầm mã tấu đứng trấn cửa vậy đó.”
Phiên xử con gái bà Liêng là blogger Tạ Phong Tần, cùng hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn ban đầu dự tính diễn ra vào giữa tháng 5 năm nay, nhưng sau bị hoãn, và ngày xử dự kiến sắp tới là 7/8.
Tuy nhiên, tới ngày 1/8 gia đình blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được giấy báo chính thức của chính quyền. Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, cho VOA Việt ngữ biết:
“Không có nghe nói, không có ai gửi giấy mời tham dự phiên xử chị em hết.”
Blogger Điếu Cày, sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, là người được biết đến qua các hoạt động và bài viết chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa.
Blogger Tạ Phong Tần, nguyên là một công an, là tác giả các bài viết tố cáo tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn từng đăng các bài bình luận trên blog chỉ trích và yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vì cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến Pháp quy định.