Nhân dân Libya đi bầu hôm thứ Bảy trong cuộc bầu cử đa đảng lần đầu tiên sau 60 năm.
Một số vụ bạo động được ghi nhận ở miền đông, nhưng nói chung đây là một ngày êm ả và đầy cảm xúc cho những người phải sống 42 dưới chế độ độc tài và đẫm máu.
Những người lái xe trên đường phố Tripoli bóp còi inh ỏi, ăn mừng ngày bầu cử.
Các phụ nữ Libya khi gặp phóng viên VOA đã trưng ra ngón tay có chấm mực, chứng tỏ họ đã đi bầu.
Tại phòng phiếu ở trường Sao Sáng, gần cơ ngơi đã bị hư hại của Gadhafi, hơn 50% cử tri có đăng ký đã đi bầu, tính đến xế trưa.
Giáo viên Naima Gumati, dạy ở trường này, đang tình nguyện giúp đỡ điều hành phòng phiếu:
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nếm mùi tự do và biết thế nào là con người. Chúng tôi tình nguyện làm đủ thứ công việc. Chúng tôi làm vì Libya.”
Nhiều người Libya nói rằng họ có cảm tưởng như đi dự một đám cưới, họ gửi tin nhắn cho nhau, chúc mừng nhau bằng những dòng chữ như “đây là đám cưới của chúng ta,” hoặc “hôm nay là ngày cưới của Libya.”
Nhiều người đàn ông cũng chảy nước mắt, như Mustafa al-Fituri đang trông coi phòng phiếu tại trường này:
“Tại trạm bỏ phiếu này, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, không có bất kỳ vấn đề gì. Mọi người đều hợp tác. Bạn không thể tưởng tượng được chúng tôi vui mừng như thế nào, mọi người đều cảm thấy rồi đây Libya sẽ khá hơn.”
Gần 3 triệu người đã đăng ký đi bầu, độ 80% đủ điều kiện hợp lệ. Có 3.700 ứng cử viên tranh 200 ghế Quốc hội. Cơ quan này sau đó sẽ lập chính phủ lâm thời và soạn Hiến pháp.
Có khoảng hơn một chục đảng ra tranh, một số đảng thuộc Hồi giáo, một số tạm gọi là thế tục. Ngoài ra còn có hàng trăm ứng cử viên độc lập.
Theo trông đợi, các đảng Hồi giáo sẽ chiếm nhiều ghế, nhưng đa số nhân dân Libya muốn nước mình đi theo một con đường ôn hòa.
Tại thành phố Benhghazi ở miền đông, người ta ghi nhân có vài vụ bạo động lẻ tẻ. Một số người bộ tộc ở đây muốn có thêm quyền tự trị và muốn có thêm tiếng nói ở trung ương.
Tại thủ đô Tripoli, một cử tri gọi các vụ bạo động ở miền đông là “chuyện nhỏ” không làm Libya đi chệch hướng trên con đường tiến đến dân chủ.
Một số vụ bạo động được ghi nhận ở miền đông, nhưng nói chung đây là một ngày êm ả và đầy cảm xúc cho những người phải sống 42 dưới chế độ độc tài và đẫm máu.
Những người lái xe trên đường phố Tripoli bóp còi inh ỏi, ăn mừng ngày bầu cử.
Các phụ nữ Libya khi gặp phóng viên VOA đã trưng ra ngón tay có chấm mực, chứng tỏ họ đã đi bầu.
Tại phòng phiếu ở trường Sao Sáng, gần cơ ngơi đã bị hư hại của Gadhafi, hơn 50% cử tri có đăng ký đã đi bầu, tính đến xế trưa.
Giáo viên Naima Gumati, dạy ở trường này, đang tình nguyện giúp đỡ điều hành phòng phiếu:
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nếm mùi tự do và biết thế nào là con người. Chúng tôi tình nguyện làm đủ thứ công việc. Chúng tôi làm vì Libya.”
Nhiều người Libya nói rằng họ có cảm tưởng như đi dự một đám cưới, họ gửi tin nhắn cho nhau, chúc mừng nhau bằng những dòng chữ như “đây là đám cưới của chúng ta,” hoặc “hôm nay là ngày cưới của Libya.”
Nhiều người đàn ông cũng chảy nước mắt, như Mustafa al-Fituri đang trông coi phòng phiếu tại trường này:
“Tại trạm bỏ phiếu này, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, không có bất kỳ vấn đề gì. Mọi người đều hợp tác. Bạn không thể tưởng tượng được chúng tôi vui mừng như thế nào, mọi người đều cảm thấy rồi đây Libya sẽ khá hơn.”
Gần 3 triệu người đã đăng ký đi bầu, độ 80% đủ điều kiện hợp lệ. Có 3.700 ứng cử viên tranh 200 ghế Quốc hội. Cơ quan này sau đó sẽ lập chính phủ lâm thời và soạn Hiến pháp.
Có khoảng hơn một chục đảng ra tranh, một số đảng thuộc Hồi giáo, một số tạm gọi là thế tục. Ngoài ra còn có hàng trăm ứng cử viên độc lập.
Theo trông đợi, các đảng Hồi giáo sẽ chiếm nhiều ghế, nhưng đa số nhân dân Libya muốn nước mình đi theo một con đường ôn hòa.
Tại thành phố Benhghazi ở miền đông, người ta ghi nhân có vài vụ bạo động lẻ tẻ. Một số người bộ tộc ở đây muốn có thêm quyền tự trị và muốn có thêm tiếng nói ở trung ương.
Tại thủ đô Tripoli, một cử tri gọi các vụ bạo động ở miền đông là “chuyện nhỏ” không làm Libya đi chệch hướng trên con đường tiến đến dân chủ.