Đường dẫn truy cập

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Người kế nhiệm do Trung Quốc đề cử sẽ không được tôn trọng


Đúc Dạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đến thăm Viện Tây tạng Rikon ở Rikon, Thụy Sĩ, ngày 21/9/2018.
Đúc Dạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đến thăm Viện Tây tạng Rikon ở Rikon, Thụy Sĩ, ngày 21/9/2018.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, ngày 18/3 nói có thể tìm thấy sự hiện thân của Ngài tại Ấn Độ một khi Ngài viên tịch, đồng thời cảnh báo rằng bất cứ người kế nhiệm nào do Trung Quốc đề cử cũng sẽ không được tôn trọng. Ấn Độ là nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong trong 60 năm qua.

Trong một văn phòng gần một ngôi chùa bao bọc bởi các dãy đồi xanh và những ngọn núi tuyết phủ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chia sẻ với Reuters một ngày sau khi người Tây Tạng ở thị trấn Dharamshala kỷ niệm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma ngụy trang thành một người lính để thoát khỏi Lhasa, thủ đô Tây Tạng cách đây 6 thập niên.

Ngài đến Ấn Độ vào đầu năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc và kể từ đó Ngài hoạt động để thu hút sự ủng hộ của thế giới đối với sự tự trị về ngôn ngữ và văn hóa cho Tây Tạng.

Trung Quốc kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950. Bắc Kinh xem vị khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình 83 tuổi này là một phần tử đòi ly khai nguy hiểm.

Suy nghĩ về những gì có thể xảy ra sau khi Ngài viên tịch, Đức Đạt Lai Lạt Ma dự đoán một số âm mưu của Bắc Kinh nhằm dựng nên một người kế vị Phật Giáo Tây Tạng.

“Trung Quốc xem Đức Đạt Lai Lạt Ma hóa thân là một việc rất quan trọng. Họ quan tâm nhiều đến Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp hơn là tôi,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

“Trong tương lai khi các bạn thấy hai vị Đạt Lai Lạt Ma đến, một từ đây, trong một đất nước tự do, và một do Trung Quốc chọn, thì không ai tin hay tôn trọng người được Trung Quốc chọn. Do đó đây là một vấn đề thêm nữa đối với Trung Quốc. Điều đó có thể xảy ra,” Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và chia sẻ thêm.

Trung Quốc nói các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có quyền chấp thuận người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tuy nhiên nhiều người Tây Tạng, theo truyền thống, tin rằng linh hồn của một vị cao tăng sẽ hóa thân vào thân thể của một em bé khi Ngài viên tịch. Và người Tây Tạng nghi ngờ vai trò của Trung Quốc âm mưu gây ảnh hưởng lên cộng đồng.

Sinh năm 1935 trong một gia đình nông dân ở Taktser, một làng ở rìa đông bắc cao nguyên Tây Tạng, tại tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay được xem như hiện thân của vị tiền nhiệm khi Ngài mới hai tuổi.

Nhiều người trong số hơn 6 triệu dân Tây Tạng tại Trung Quốc vẫn tôn trọng Đức Đạt Lai Lạt Ma dù chính phủ cấm treo hình của Ngài hay trưng bày tại các nơi thờ phượng công cộng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói việc tiếp xúc giữa người Tây Tạng sống tại quê nhà và sống lưu vong ngày càng tăng nhưng không có cuộc họp chính thức nào giữa người Trung Quốc và các giới chức của Ngài kể từ năm 2010.

Tuy nhiên một cách không chính thức, một số giới chức Trung Quốc hồi hưu và các doanh nhân có liên hệ với Bắc Kinh thỉnh thoảng đến thăm Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

Ngài nói thêm là vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi viên tịch, kể cả việc có nên giữ lại vai trò này hay không, sẽ được thảo luận trong một cuộc họp của các Phật tử Tây Tạng ở Ấn Độ trong năm nay.

Tuy nhiên, Ngài nói, dù không có Đức Phật tái sanh nhưng lời giảng dạy của Ngài vẫn tồn tại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG