Nhiều người Philippines, kể cả tổng thống nước này, nói họ hy vọng sớm có một thỏa thuận giữa chính phủ nước họ và Hoa Kỳ để có nhiều binh sĩ Mỹ đến thăm Philippines. Trong lúc có sự thúc đẩy mạnh mẽ cho thỏa thuận này từ nhiều phía, thông tín viên VOA Simone Orendain nói chuyện với một số người Philippines bình thường để xem họ có đồng ý hay không.
Ông Michael Ferros nói ông muốn có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ tại Philippines. Giám đốc bán hàng tại một khu thương mại Manila nói, “đó là vì Trung Quốc.” Ông nói tiếp:
“Nếu có quân đội Mỹ tại đây, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không xâm lấn Philippines. Như trước đây, khi Hoa Kỳ có mặt tại vịnh Subic, Trung Quốc đã không chèn ép các nước khác ở châu Á.”
Ông Ferros nói Hoa Kỳ có “lực lượng hải quân có khả năng lớn nhất trên thế giới” và họ nên trở lại những căn cứ cũ. Căn cứ Subic nằm ven bờ của Biển Nam Trung Hoa.
Hai người khác, trong số hơn một chục người chịu nói chuyện với Đài VOA, đồng ý với ông Ferros. 2 phần 3 những người trả lời trong cuộc thăm dò không chính thức này nói Hoa Kỳ nên tới thăm Philippines thường xuyên hơn.
Hoa Kỳ có vài căn cứ tại Philippines trong gần một thế kỷ, cho đến khi tình cảm dân tộc tại Philippines khiến cho quân đội Hoa Kỳ phải rút đi vào năm 1992.
Tuy nhiên kể từ năm 2001, quân đội Mỹ đã trở lại trên căn bản luân phiên dựa theo một thỏa thuận về các chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ. Quân đội Hoa Kỳ nói mỗi chuyến luân phiên như vậy có khoảng hơn 400 binh sĩ Hoa Kỳ tại miền nam Philippines.
Những nhà thương thuyết Philippines đã nói rõ là bất cứ thỏa thuận mới nào về những chuyến viếng thăm nhiều hơn của binh sĩ Mỹ sẽ phải tuân theo qui định của hiến pháp Philippines là không cho phép có những căn cứ quân sự của nước ngoài tại Philippines.
Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói Hoa Kỳ cũng muốn có quyền tiếp cận đầy đủ đối với những căn cứ tạm thời mà Washington định thiết lập tại Philippines.
Ông Ramon Casiple thuộc Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử tại Manila nói trong khi có sự ủng hộ rộng rãi về đề nghị này, việc tiếp cận là một vấn đề khó giải quyết trong các cuộc thương thuyết. Ông nhận định:
“Người Philippines lo ngại về việc dành cho Mỹ quyền kiểm soát độc quyền như vậy. Các vấn đề những căn cứ Hoa Kỳ gây ra trước đây là việc đối xử với các thường dân và những sự kiện liên hệ với tội phạm…mà Hoa Kỳ không đặc biệt nhiệt tình giao cho phía Philippines xử lý.”
Đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Philippines vì thiếu sức mạnh của quân đội một cách nghiêm trọng, muốn “có được một sự phòng vệ tối thiểu có thể tin cậy được.” Để làm việc này, Philippines cho biết họ cần sát cánh với Hoa Kỳ, là một nước đồng minh có ký kết hiệp ước phòng thủ chung.
Hoa Kỳ đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, nơi ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây. Hoa Kỳ muốn có những chuyến thăm quân sự thường xuyên đến Philippines, là nơi mà chiến hạm Hoa Kỳ có thể cặp bến, máy bay có thể đáp xuống và có những trang bị sẵn sàng để sử dụng.
Philippines và Trung Quốc đang tranh cãi về những hòn đảo nhỏ trong Biển Nam Trung Hoa, mà Philippines nói là nằm trong khu đặc quyền kinh tế 370 kilômét của họ.
Trong những năm gần đây, Philippines đã bị xua ra bên lề của ít nhất 3 hòn đảo nhỏ trong khu vực giữa lúc Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra trong vùng biển mà Bắc Kinh căn cứ trên những bản đồ cổ để tuyên bố có chủ quyền.
Manila đã đệ đơn kiện Bắc Kinh tại tòa án trọng tài Liên hiệp quốc. Họ gọi những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là quá đáng. Bắc Kinh không công nhận đơn kiện này.
Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền trong vùng biển giàu tài nguyên này.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp ý thức được mối đe dọa của Trung Quốc, không phải người Philippines nào cũng muốn quân đội Hoa Kỳ đến vùng này nhiều hơn.
Ông Roderick Caceres, một hướng dẫn viên du lịch tại công viên Vịnh Manila, nói người Mỹ chỉ lợi dụng Philippines mà thôi.
Ông Caceres nói quân đội Hoa Kỳ thường xuyên đến tập trận, nhưng Trung Quốc vẫn có thể chiếm một số đảo. “Do đó Trung Quốc không sợ Hoa Kỳ.”
Bên phía kia của công viên, ông Romnick Iglesias, một giáo viên thất nghiệp nói quân đội Philippines có thể được lợi do được huấn luyện nhiều hơn với quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông không đồng ý là Philippines cần sự giúp đỡ của bên ngoài để đối phó với Trung Quốc. Ông nói:
“Chỉ nên thương thuyết thôi, vì đây là chuyện giữa Philippines và Trung Quốc.”
Một người khác được hỏi đến cũng nói đối thoại song phương là giải pháp hòa bình tốt nhất.
Dân biểu Walden Bello ủng hộ việc đưa ra tòa án trọng tài. Ông nói rằng việc này chứng tỏ Trung Quốc không thể đứng vững. Tuy nhiên ông kiên quyết chống lại việc có nhiều binh sĩ Mỹ tại Philippines. Ông nói:
"Động năng chính trị và xã hội và kinh tế của bạn trở thành đối tượng của chiến lược của siêu cường. Và trên cơ bản thì đó là những gì sẽ xảy ra.”
Ông Bello nói cho dù thỏa thuận không cần được Quốc hội chấp thuận đi nữa thì một số nhà lập pháp vẫn định xem xét kỹ lưỡng và nêu lên những mối quan tâm của họ.
Các nhà thương thuyết của Manila nói cuộc họp kế tiếp với các nhà thương thuyết của Washington sẽ diễn ra trong tháng tới.
Ông Michael Ferros nói ông muốn có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ tại Philippines. Giám đốc bán hàng tại một khu thương mại Manila nói, “đó là vì Trung Quốc.” Ông nói tiếp:
“Nếu có quân đội Mỹ tại đây, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không xâm lấn Philippines. Như trước đây, khi Hoa Kỳ có mặt tại vịnh Subic, Trung Quốc đã không chèn ép các nước khác ở châu Á.”
Ông Ferros nói Hoa Kỳ có “lực lượng hải quân có khả năng lớn nhất trên thế giới” và họ nên trở lại những căn cứ cũ. Căn cứ Subic nằm ven bờ của Biển Nam Trung Hoa.
Hai người khác, trong số hơn một chục người chịu nói chuyện với Đài VOA, đồng ý với ông Ferros. 2 phần 3 những người trả lời trong cuộc thăm dò không chính thức này nói Hoa Kỳ nên tới thăm Philippines thường xuyên hơn.
Hoa Kỳ có vài căn cứ tại Philippines trong gần một thế kỷ, cho đến khi tình cảm dân tộc tại Philippines khiến cho quân đội Hoa Kỳ phải rút đi vào năm 1992.
Tuy nhiên kể từ năm 2001, quân đội Mỹ đã trở lại trên căn bản luân phiên dựa theo một thỏa thuận về các chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ. Quân đội Hoa Kỳ nói mỗi chuyến luân phiên như vậy có khoảng hơn 400 binh sĩ Hoa Kỳ tại miền nam Philippines.
Những nhà thương thuyết Philippines đã nói rõ là bất cứ thỏa thuận mới nào về những chuyến viếng thăm nhiều hơn của binh sĩ Mỹ sẽ phải tuân theo qui định của hiến pháp Philippines là không cho phép có những căn cứ quân sự của nước ngoài tại Philippines.
Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói Hoa Kỳ cũng muốn có quyền tiếp cận đầy đủ đối với những căn cứ tạm thời mà Washington định thiết lập tại Philippines.
Ông Ramon Casiple thuộc Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử tại Manila nói trong khi có sự ủng hộ rộng rãi về đề nghị này, việc tiếp cận là một vấn đề khó giải quyết trong các cuộc thương thuyết. Ông nhận định:
“Người Philippines lo ngại về việc dành cho Mỹ quyền kiểm soát độc quyền như vậy. Các vấn đề những căn cứ Hoa Kỳ gây ra trước đây là việc đối xử với các thường dân và những sự kiện liên hệ với tội phạm…mà Hoa Kỳ không đặc biệt nhiệt tình giao cho phía Philippines xử lý.”
Đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Philippines vì thiếu sức mạnh của quân đội một cách nghiêm trọng, muốn “có được một sự phòng vệ tối thiểu có thể tin cậy được.” Để làm việc này, Philippines cho biết họ cần sát cánh với Hoa Kỳ, là một nước đồng minh có ký kết hiệp ước phòng thủ chung.
Hoa Kỳ đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, nơi ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây. Hoa Kỳ muốn có những chuyến thăm quân sự thường xuyên đến Philippines, là nơi mà chiến hạm Hoa Kỳ có thể cặp bến, máy bay có thể đáp xuống và có những trang bị sẵn sàng để sử dụng.
Philippines và Trung Quốc đang tranh cãi về những hòn đảo nhỏ trong Biển Nam Trung Hoa, mà Philippines nói là nằm trong khu đặc quyền kinh tế 370 kilômét của họ.
Trong những năm gần đây, Philippines đã bị xua ra bên lề của ít nhất 3 hòn đảo nhỏ trong khu vực giữa lúc Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra trong vùng biển mà Bắc Kinh căn cứ trên những bản đồ cổ để tuyên bố có chủ quyền.
Manila đã đệ đơn kiện Bắc Kinh tại tòa án trọng tài Liên hiệp quốc. Họ gọi những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là quá đáng. Bắc Kinh không công nhận đơn kiện này.
Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền trong vùng biển giàu tài nguyên này.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp ý thức được mối đe dọa của Trung Quốc, không phải người Philippines nào cũng muốn quân đội Hoa Kỳ đến vùng này nhiều hơn.
Ông Roderick Caceres, một hướng dẫn viên du lịch tại công viên Vịnh Manila, nói người Mỹ chỉ lợi dụng Philippines mà thôi.
Ông Caceres nói quân đội Hoa Kỳ thường xuyên đến tập trận, nhưng Trung Quốc vẫn có thể chiếm một số đảo. “Do đó Trung Quốc không sợ Hoa Kỳ.”
Bên phía kia của công viên, ông Romnick Iglesias, một giáo viên thất nghiệp nói quân đội Philippines có thể được lợi do được huấn luyện nhiều hơn với quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông không đồng ý là Philippines cần sự giúp đỡ của bên ngoài để đối phó với Trung Quốc. Ông nói:
“Chỉ nên thương thuyết thôi, vì đây là chuyện giữa Philippines và Trung Quốc.”
Một người khác được hỏi đến cũng nói đối thoại song phương là giải pháp hòa bình tốt nhất.
Dân biểu Walden Bello ủng hộ việc đưa ra tòa án trọng tài. Ông nói rằng việc này chứng tỏ Trung Quốc không thể đứng vững. Tuy nhiên ông kiên quyết chống lại việc có nhiều binh sĩ Mỹ tại Philippines. Ông nói:
"Động năng chính trị và xã hội và kinh tế của bạn trở thành đối tượng của chiến lược của siêu cường. Và trên cơ bản thì đó là những gì sẽ xảy ra.”
Ông Bello nói cho dù thỏa thuận không cần được Quốc hội chấp thuận đi nữa thì một số nhà lập pháp vẫn định xem xét kỹ lưỡng và nêu lên những mối quan tâm của họ.
Các nhà thương thuyết của Manila nói cuộc họp kế tiếp với các nhà thương thuyết của Washington sẽ diễn ra trong tháng tới.