Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc với sự tham gia của hàng nghìn người tại dự án Formosa của Đài Loan ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, hôm qua đã biến thành một cuộc bạo loạn, khiến một công nhân Trung Quốc tử vong và hơn một trăm người bị thương.
Sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi các cuộc xuống đường tỉnh Bình Dương để phản đối giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới các vụ đập phá và hôi của tại các nhà máy của các nhà đầu tư nước ngoài ở đây, gây thiệt hại lớn.
Ông Nguyễn Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Kỳ Anh, cho VOA Việt Ngữ biết rằng cuộc tuần hành ôn hòa bắt đầu từ sáng sớm với khoảng hơn 40 người nhưng càng về cuối ngày con số càng tăng và đã xảy ra xô xát.
“Buổi tối, lực lượng này càng ngày nó càng đông và nó lại kéo thêm một số lực lượng ở chỗ khác nữa, ở các nhà thầu khác nữa để đến bao vây khu vực của người Trung Quốc họ ở và đã xảy ra xô xát lớn. Cho đến bây giờ, chính thức là có 1 người Trung Quốc bị chết do bị đánh đập và bị thương. Số người bị thương là 149 người. Đến khoảng 12 giờ đêm (14/5) thì tình hình nó êm lại, bình thường trở lại”.
Hiện có nhiều thông tin trái ngược về con số thương vong. Trong khi chính quyền địa phương nói chỉ có một người chết thì Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc lại cho rằng có 2 người chết, 10 người vẫn còn mất tích. Hãng tin Reuters thì dẫn nguồn tin bệnh viện nói có tới 21 người chết.
Ông Nguyễn Văn Luân, Trưởng Phòng Y tế Huyện Kỳ Anh, cho VOA Việt Ngữ biết rằng có 2 người Trung Quốc tử vong, nhưng 1 người trong số đó chết vì bệnh, chứ không phải bị đánh. Ông nói:
“Hãng tin của Trung Quốc đưa 2 người chết chứ gì? Nó đưa 2 người chết cũng đúng bởi vì một người đã được nhà thầu xác nhận là chết do bệnh, do say nắng, chứ không phải do bạo loạn”.
VOA Việt Ngữ cũng đã liên lạc với ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, và được ông xác nhận con số người Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc xô xát là một người.
Chính quyền địa phương cho rằng vụ xô xát bùng ra sau khi có ‘một số đối tượng đã kích động bằng cách nói trong công trường đã có người Việt Nam bị người Trung Quốc đánh chết’.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã kêu gọi các công nhân ‘kiềm chế, bình tĩnh, không để kẻ xấu lợi dụng’.
Theo ông Hoàn, nhà máy Formosa hiện đã ngưng hoạt động và hiện chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở này.
Giới chức này cho biết có khoảng 3.000 người, trong đó có nhiều chuyên gia và công nhân Trung Quốc, hiện làm việc cho các dự án đầu tư nước ngoài ở huyện Kỳ Anh.
Ông nói vụ xô xát dẫn tới chết người tại khu công nghiệp Vũng Áng ‘là một điều nằm hoàn toàn ngoài mong muốn’.
“Nhưng mà cái vụ nó xảy ra như thế này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và nó làm mất cái nét đẹp và mỹ quan văn hóa của người Việt Nam. Không thể để những tình huống đó xảy ra trở lại. Tỉnh đã tổ chức triển khai lực lượng và đã bắt 76 tên liên quan tới việc này và sẽ tổ chức khởi tố để trừng trị những người mà lợi dụng cơ hội đục nước béo cò này để làm cho hư hại việc làm ăn của các nước ở trên vùng đất này”.
Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu lớn vào vùng mà Việt Nam cho là thềm lục địa cũng như Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình gây ra nhiều cuộc biểu tình bài Trung Quốc tại nhiều vùng trên cả nước.
Trường hợp chết người ở Hà Tĩnh là ca thương vong đầu tiên có liên quan tới các cuộc phản đối Trung Quốc.
Trước tình trạng xảy ra các sự cố sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hôm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát công điện, yêu cầu các cơ quan chức năng ‘đảm bảo an ninh trật tự và và sự an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp’.
Công điện của ông Dũng cũng cho rằng việc người dân cả nước ‘biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng’.
Nhưng Thủ tướng Việt Nam cho rằng cũng có một số người ‘vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại’. Ông Dũng yêu cầu ‘xử lý nghiêm’ những người này.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương và Ðồng Nai:
Sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi các cuộc xuống đường tỉnh Bình Dương để phản đối giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới các vụ đập phá và hôi của tại các nhà máy của các nhà đầu tư nước ngoài ở đây, gây thiệt hại lớn.
Ông Nguyễn Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Kỳ Anh, cho VOA Việt Ngữ biết rằng cuộc tuần hành ôn hòa bắt đầu từ sáng sớm với khoảng hơn 40 người nhưng càng về cuối ngày con số càng tăng và đã xảy ra xô xát.
“Buổi tối, lực lượng này càng ngày nó càng đông và nó lại kéo thêm một số lực lượng ở chỗ khác nữa, ở các nhà thầu khác nữa để đến bao vây khu vực của người Trung Quốc họ ở và đã xảy ra xô xát lớn. Cho đến bây giờ, chính thức là có 1 người Trung Quốc bị chết do bị đánh đập và bị thương. Số người bị thương là 149 người. Đến khoảng 12 giờ đêm (14/5) thì tình hình nó êm lại, bình thường trở lại”.
Hiện có nhiều thông tin trái ngược về con số thương vong. Trong khi chính quyền địa phương nói chỉ có một người chết thì Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc lại cho rằng có 2 người chết, 10 người vẫn còn mất tích. Hãng tin Reuters thì dẫn nguồn tin bệnh viện nói có tới 21 người chết.
Buổi tối, lực lượng này càng ngày càng đông và kéo thêm một số lực lượng ở chỗ khác nữa đến bao vây khu vực của người Trung Quốc ở và đã xảy ra xô xát lớn. Cho đến bây giờ, chính thức là có 1 người Trung Quốc bị chết do bị đánh đập và bị thương. Số người bị thương là 149 người.Ông Nguyễn Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Kỳ Anh.
Ông Nguyễn Văn Luân, Trưởng Phòng Y tế Huyện Kỳ Anh, cho VOA Việt Ngữ biết rằng có 2 người Trung Quốc tử vong, nhưng 1 người trong số đó chết vì bệnh, chứ không phải bị đánh. Ông nói:
“Hãng tin của Trung Quốc đưa 2 người chết chứ gì? Nó đưa 2 người chết cũng đúng bởi vì một người đã được nhà thầu xác nhận là chết do bệnh, do say nắng, chứ không phải do bạo loạn”.
VOA Việt Ngữ cũng đã liên lạc với ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, và được ông xác nhận con số người Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc xô xát là một người.
Chính quyền địa phương cho rằng vụ xô xát bùng ra sau khi có ‘một số đối tượng đã kích động bằng cách nói trong công trường đã có người Việt Nam bị người Trung Quốc đánh chết’.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã kêu gọi các công nhân ‘kiềm chế, bình tĩnh, không để kẻ xấu lợi dụng’.
Theo ông Hoàn, nhà máy Formosa hiện đã ngưng hoạt động và hiện chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở này.
Giới chức này cho biết có khoảng 3.000 người, trong đó có nhiều chuyên gia và công nhân Trung Quốc, hiện làm việc cho các dự án đầu tư nước ngoài ở huyện Kỳ Anh.
Ông nói vụ xô xát dẫn tới chết người tại khu công nghiệp Vũng Áng ‘là một điều nằm hoàn toàn ngoài mong muốn’.
“Nhưng mà cái vụ nó xảy ra như thế này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và nó làm mất cái nét đẹp và mỹ quan văn hóa của người Việt Nam. Không thể để những tình huống đó xảy ra trở lại. Tỉnh đã tổ chức triển khai lực lượng và đã bắt 76 tên liên quan tới việc này và sẽ tổ chức khởi tố để trừng trị những người mà lợi dụng cơ hội đục nước béo cò này để làm cho hư hại việc làm ăn của các nước ở trên vùng đất này”.
Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu lớn vào vùng mà Việt Nam cho là thềm lục địa cũng như Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình gây ra nhiều cuộc biểu tình bài Trung Quốc tại nhiều vùng trên cả nước.
Tỉnh đã tổ chức triển khai lực lượng và đã bắt 76 tên liên quan tới việc này và sẽ tổ chức khởi tố để trừng trị những người mà lợi dụng cơ hội đục nước béo cò này để làm cho hư hại việc làm ăn của các nước...Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Kỳ Anh.
Trường hợp chết người ở Hà Tĩnh là ca thương vong đầu tiên có liên quan tới các cuộc phản đối Trung Quốc.
Trước tình trạng xảy ra các sự cố sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hôm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát công điện, yêu cầu các cơ quan chức năng ‘đảm bảo an ninh trật tự và và sự an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp’.
Công điện của ông Dũng cũng cho rằng việc người dân cả nước ‘biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng’.
Nhưng Thủ tướng Việt Nam cho rằng cũng có một số người ‘vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại’. Ông Dũng yêu cầu ‘xử lý nghiêm’ những người này.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương và Ðồng Nai: