Đường dẫn truy cập

Việt Nam chuẩn bị hội nhập kinh tế Á Châu


Nhân viên chuẩn bị mở cửa hàng cà phê Starbucks ở TP HCM.
Nhân viên chuẩn bị mở cửa hàng cà phê Starbucks ở TP HCM.

Năm ngoái, sinh viên Nam Anh có cơ hội đi thăm Thái Lan và tại vùng biên giới với Lào, anh sửng sốt vì khung cảnh ở đây nhắc anh đến quê hương Việt Nam. Sông ngòi, nhà cửa trên những cây cột, và làng xóm giống như ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Anh nói những quốc gia này giống nhau hơn mọi người tưởng, nhưng anh hy vọng điều này sẽ rõ ràng hơn với Cộng đồng Kinh tế Á Châu AEC mới. Cộng đồng này có nghĩa là mang các nước ASEAN đến gần nhau hơn.

Anh Nam Anh đang chuẩn bị cho AEC bằng cách học tiếng Thái và nghiên cứu về văn hóa nước này để có thể làm việc cho một công ty Thái Lan.

Anh Nam nói “Đây là điều rất quan trọng vì chúng ta ở cùng một cộng đồng, chúng ta là người Á Châu, chúng ta cùng một bản chất. Mỗi người dân trong nước chúng ta nên biết các người láng giềng vì việc này sẽ làm cho chúng ta càng ngày càng yêu thích cộng đồng chúng ta hơn.”

Những người ủng hộ AEC hy vọng nhiều công dân trong vùng sẽ nghĩ như anh Nam Anh và đón nhận dự án kiểu như Liên hiệp Châu Âu. Ý niệm của việc này là làm cho Đông Nam Á lớn mạnh về số lượng. Chỉ một mình thôi Việt Nam không thể cạnh tranh với những ông khổng lồ như Trung Quốc và Brazil. Nhưng với 10 quốc gia kết hợp với nhau, cho phép tự do lưu chuyển sản phẩm, vốn và lao động, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới vào năm 2020, theo như Tập đoàn Tư vấn Boston. Hiện nay ASEAN đứng hàng thứ 7.

Nguy cơ đối với những công ty nhỏ

Tuy nhiên những thảo luận về cộng đồng kinh tế chưa được khích lệ mấy. Những người thúc đẩy cho việc hội nhập chỉ trích các chính phủ bảo hộ các công nghiệp địa phương, trong khi những doanh nghiệp nhỏ và vừa lo sợ bị tràn ngập vì những công ty cạnh tranh lớn hơn.

Đối với những doanh nghiệp này, những người bênh vực AEC đưa ra một thông điệp: lo lắng, nhưng đừng sợ.

Ông Hans-Paul Burkner, chủ tịch BCG hôm thứ Năm tuần trước phát biểu tại một diễn đàn các CEO ở Thành phố HCM: “Tuy nhiên các bạn không nên lo sợ vì điều chúng tôi khám phá trên thị trường mới nổi trên thế giới là, những công ty địa phương thường khá thành công vì một số các lý do.”

Ông Burkner nói các công ty địa phương tại mỗi quốc gia ASEAN phải đóng vai trò làm vững mạnh nền kinh tế trong nước. Điều này có nghĩa là những công ty này hiểu rõ thị trường trong nước, làm thế nào tìm được những người cung cấp tốt, và có kinh nghiệm giao dịch với những chính phủ liên hệ.

Tại Việt Nam thách thức đối với các nhà lãnh đạo cộng sản là ngưng hỗ trợ các công ty quốc doanh. Dù ông Burkner lạc quan nhưng những công ty nhỏ trong nước khó lòng sống sót trước các nước láng giềng hiệu quả hơn.

Ông Trần Việt Thái, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam nói “Doanh nhiệp hoạt động nhỏ lẻ không xuất khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu không thể nào cạnh tranh được và phải rời khỏi thị trường.”

Những người lái xe tải, Nông dân và Ngư dân

Một số lãnh vực gặp nhiều rủi ro nhất tại Việt Nam là bán xe, sản xuất đường hay nhựa plastic. Những lãnh vực này có thể được sản xuất hữu hiệu hơn tại những nước như Thái Lan. Tuy nhiên những lãnh vực khác sẽ hưởng lợi từ thị trường lớn hơn của ASEAN, như là các công ty Việt Nam xuất khẩu hải sản, nông sản, hàng điện tử và đồ gỗ theo như nhận xét của ông Trần Dũng, phó viện trưởng Viện Logistics Việt Nam.

Ông Dũng hy vọng ngành cung ứng cuối cùng sẽ là một điểm sáng đối với Việt Nam dù ngành này hiện đang yếu kém. Chẳng hạn như những tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa phải đối mặt với nạn ùn tắc vì đường xấu, cũng như các qui luật cấm không được vào một số trung tâm đô thị trước 10 giờ tối. Tuy nhiên ông Dũng nói nước ông có thể trở thành một trung tâm chuyển vận đường biển vì có bờ biển dài và vị trí chiến lược giữa Đông Nam Á và Bắc Á.

AEC hiện thúc đẩy 10 quốc gia thành viên cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Với mục đích này, Việt Nam đang thu hút nhiều đầu tư vì lương công nhân thấp và chính phủ ổn định hơn là một nước Thái Lan dân chủ, Indonesia và Philippines. Và với dân số 90 triệu người Việt Nam là một thị trường lớn hơn Campuchia và Lào, cũng như có dân số biết chữ nhiều hơn, giới trẻ nhiều hơn và một lực lượng lao động khao khát công nghệ mới.

Đồng thời Việt Nam lại có năng suất thấp và thiếu công nhân có kỹ năng khiến các chủ nhân phải tiêu tốn thì giờ và tiền bạc để huấn luyện công nhân mới.

Tuy nhiên ông Trần Việt Thái xem AEC như là giai đoạn cuối cùng để Việt Nam chuyển tiếp sang một nền kinh tế định hướng quốc tế. Nền kinh tế này đã phát xuất từ việc Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận trong những năm 1990, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 và hiện nay đang liên tiếp ký các thỏa thuận mậu dịch.

Theo ông Thái, “ASEAN là bước để Việt Nam hội nhập với toàn thế giới”.

please wait
Embed

No live streaming currently available

0:00 0:00 Live

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG