Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang nợ ngập đầu cho biết họ sẽ cắt giảm 14.000 lao động để tái cấu trúc, coi như giảm 70% số nhân viên.
Vinashin hiện nay có 26.000 lao động, chưa tới phân nửa con số của năm 2008, và trên trang mạng của mình hôm thứ Hai, Vinashin nói họ “có kế hoạch chỉ giữ lại độ 8.000 người.”
Tập đoàn này nói rằng hiện nay trả lương cho lao động “không đơn giản” vì không có ngân khoản.
Vinashin sụp đổ năm 2010 vì mắc nợ 4 tỉ đôla, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình trạng lành mạnh của các xí nghiệp quốc doanh khác và khiến cho Việt Nam bị tụt hạng về chỉ số tín dụng.
Báo Lao Động của Việt Nam hôm thứ Năm nói rằng việc cắt giảm này là một chuyện buồn cho các lao động có kỹ năng vì họ không có trách nhiệm gì trong sự sụp đổ của tập đoàn.
Trước khi sụp đổ, Vinashin được xem là một mô hình mới của xí nghiệp quốc doanh để đưa Việt Nam lên tầm cạnh tranh với thế giới.
Gần một chục lãnh đạo của Vinashin đã bị phạt tù vào năm 2012, tạo sức ép lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người đã bổ nhiệm người đứng đầu tập đoàn và sau đó ông Dũng phải nhận trách nhiệm về sự thất bại của tập đoàn.
Ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng trường Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng nếu bây giờ Vinashin tập trung vào chuyện đóng tàu và dẹp bỏ các ngành khác thì có lẽ đó là một hướng tốt.
Nguồn: foxnews.com, vnexpress
Vinashin hiện nay có 26.000 lao động, chưa tới phân nửa con số của năm 2008, và trên trang mạng của mình hôm thứ Hai, Vinashin nói họ “có kế hoạch chỉ giữ lại độ 8.000 người.”
Tập đoàn này nói rằng hiện nay trả lương cho lao động “không đơn giản” vì không có ngân khoản.
Vinashin sụp đổ năm 2010 vì mắc nợ 4 tỉ đôla, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình trạng lành mạnh của các xí nghiệp quốc doanh khác và khiến cho Việt Nam bị tụt hạng về chỉ số tín dụng.
Báo Lao Động của Việt Nam hôm thứ Năm nói rằng việc cắt giảm này là một chuyện buồn cho các lao động có kỹ năng vì họ không có trách nhiệm gì trong sự sụp đổ của tập đoàn.
Trước khi sụp đổ, Vinashin được xem là một mô hình mới của xí nghiệp quốc doanh để đưa Việt Nam lên tầm cạnh tranh với thế giới.
Gần một chục lãnh đạo của Vinashin đã bị phạt tù vào năm 2012, tạo sức ép lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người đã bổ nhiệm người đứng đầu tập đoàn và sau đó ông Dũng phải nhận trách nhiệm về sự thất bại của tập đoàn.
Ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng trường Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng nếu bây giờ Vinashin tập trung vào chuyện đóng tàu và dẹp bỏ các ngành khác thì có lẽ đó là một hướng tốt.
Nguồn: foxnews.com, vnexpress