Đường dẫn truy cập

Việc nâng cấp đầu đạn phi đạn của Trung Quốc gây quan ngại


Tên lửa của Trung Quốc trong cuộc diễu hành quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn.
Tên lửa của Trung Quốc trong cuộc diễu hành quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn.

Một phúc trình của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đang nâng cấp khả năng phi đạn của mình bằng cách đặt nhiều đầu đạn hạt nhân thu nhỏ trên các phi đạn đạn đạo. Trung Quốc đã có khả năng làm việc này từ thập niên 1990, nhưng các động thái gần đây nhằm hiện đại hóa lực lượng phi đạn đã khơi ra những quan ngại về một cuộc chạy đua vũ trạng khu vực ở châu Á. Ông Hans Kristensen là giám đốc của Dự án Thông tin Hạt nhân của Liên đoàn Khoa học Mỹ nói:

“Đây là một trong những ảnh hưởng gián tiếp tai hại của việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân, đó là xu hướng kích hoạt các mô hình hành động hay phản ứng trong việc hiện đại hóa trong tương lai. Do đó mọi người phải thật cẩn thận. Khi anh hỏi về bất cứ nước nào trong các nước này thì không có nước nào thật sự ấn tượng, không có nước nào là rất quan trọng, nhưng nó sẽ tăng lên theo thời gian."

Theo Ngũ Giác Đài, Trung Quốc đã tái thiết lực lượng 20 phi đạn DF-5 của họ để trang bị cho chúng các đầu đạn hạt nhân khó đánh chặn hơn. Trung Quốc hiện có khả năng nhắm mục tiêu tới Hoa Kỳ với hơn 40 đầu đạn, nhà phân tích Mỹ nói.

Sự gia tăng như thế về khả năng quân sự đã khơi ra những nghi ngờ về tuyên bố của Trung Quốc rằng nước này tăng chi tiêu quân sự chỉ vì mục đích phòng vệ. Ông Vương Đông, một giáo sư tại đại học Bắc Kinh, phản bác rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn chưa theo kịp các nước khác về mặt kỹ thuật và khả năng. Ông nói:

“Khả năng chiến lược của Trung Quốc thực sự không tương xứng với Hoa Kỳ hay Nga."

Việc nâng cấp lực lượng phi đạn của Trung Quốc nêu bật thái độ quả quyết của nước này ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mà nhiều nước châu Á cũng tuyên bố chủ quyền. Hoa Kỳ từng nói sẽ gửi tàu và máy bay giám sát đến khu vực để đáp ứng lại các tranh chấp lãnh hải trên vùng nước có tiềm năng giàu tài nguyên này. Giáo sư Carl Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Australia, cho biết:

“Trong các hoạt động khai hoang đất của mình Trung Quốc đã thực hiện điều mà tôi đã nói trong một báo cáo đưa ra trước đây là sự cắt bỏ trái tim của biển Đông Nam Á. Và thực tế hoạt động khai hoang đang diễn ra ở bảy đảo đã dừng lại ở bốn đảo bởi vì họ đã hoàn tất giai đoạn hiện nay và bây giờ họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng: tòa nhà ba tầng, một đường băng dài 1.000 met."

Kỹ thuật trang bị các phi đạn với nhiều đầu đạn đã bị hạn chế bởi hiệp ước vũ khí chiến lược được gọi là SALT II, được ký kết vào năm 1979. Tàu ngầm của Mỹ và Nga vẫn mang tên lửa nhiều đầu đạn. Pháp và Anh cũng có các phi đạn có khả năng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG