Nội các do Hồi giáo lãnh đạo của Tunisia vừa đồng ý tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 6 theo một thỏa hiệp nhằm cân bằng quyền hành của chính phủ giữa tổng thống và các nhà lập pháp.
Trong một thông báo, Nội các do Phong trào Hồi giáo Ennahda lãnh đạo nói rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng 6, với cuộc bầu cử tổng thống chung quyết sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 7.
Thỏa thuận này cần phải được Hội đồng Lập hiến Tunisia thông qua. Hồi đồng này đang soạn thảo hiến pháp mới.
Ennahda thành lập liên minh cầm quyền với hai đảng thế tục sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến hồi tháng 10 năm ngoái.
Ðó là cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Tunisia kể từ khi nhà lãnh đạo độc tài lâu năm Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ trong cuộc nổi dậy tháng Giêng năm 2011 vốn đã châm ngòi cho các cuộc cách mạng tương tự tại các quốc gia Ả Rập toàn trị khác.
Ennahda đẩy mạnh việc hình thành một hệ thống mà quốc hội nắm giữa phần lớn quyền hành, nhưng phương án đó bị các nhóm thế tục đối lập chỉ trích vì họ sợ đảng Hồi giáo tìm cách củng cố quyền hành và biến quốc gia này mang nặng tính tôn giáo hơn.
Phong trào Hồi giáo Ennadha sau đó đồng ý một hệ thống thỏa hiệp chia sẻ quyền hành giữa tổng thống được bầu chọn trực tiếp và quốc hội.
Trong một thông báo, Nội các do Phong trào Hồi giáo Ennahda lãnh đạo nói rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng 6, với cuộc bầu cử tổng thống chung quyết sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 7.
Thỏa thuận này cần phải được Hội đồng Lập hiến Tunisia thông qua. Hồi đồng này đang soạn thảo hiến pháp mới.
Ennahda thành lập liên minh cầm quyền với hai đảng thế tục sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến hồi tháng 10 năm ngoái.
Ðó là cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Tunisia kể từ khi nhà lãnh đạo độc tài lâu năm Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ trong cuộc nổi dậy tháng Giêng năm 2011 vốn đã châm ngòi cho các cuộc cách mạng tương tự tại các quốc gia Ả Rập toàn trị khác.
Ennahda đẩy mạnh việc hình thành một hệ thống mà quốc hội nắm giữa phần lớn quyền hành, nhưng phương án đó bị các nhóm thế tục đối lập chỉ trích vì họ sợ đảng Hồi giáo tìm cách củng cố quyền hành và biến quốc gia này mang nặng tính tôn giáo hơn.
Phong trào Hồi giáo Ennadha sau đó đồng ý một hệ thống thỏa hiệp chia sẻ quyền hành giữa tổng thống được bầu chọn trực tiếp và quốc hội.