Trung Quốc ngày 21/6 lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông.
Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối chính thức, nói rằng bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động ‘bất hợp pháp và vô căn cứ’.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Luật Biển của Việt Nam ‘vô giá trị, không có hiệu lực’ và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
Vẫn theo lời ông Trương Chí Quân, hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Hà Nội không gây phương hại cho mối quan hệ giữa hai nước và nền hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Cùng lúc đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, cũng lên tiếng với báo giới rằng Luật Biển Việt Nam bao gồm quy định về quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa là phi pháp và Hà Nội cần phải sửa chữa sai lầm này.
Theo Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6 với trên 99% phiếu thuận, Trường Sa-Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và tất cả các tàu hải quân nước ngoài đi qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Việt Nam.
Nguồn: AP, Reuters, Xinhua
Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông.
Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối chính thức, nói rằng bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động ‘bất hợp pháp và vô căn cứ’.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Luật Biển của Việt Nam ‘vô giá trị, không có hiệu lực’ và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
Vẫn theo lời ông Trương Chí Quân, hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Hà Nội không gây phương hại cho mối quan hệ giữa hai nước và nền hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Cùng lúc đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, cũng lên tiếng với báo giới rằng Luật Biển Việt Nam bao gồm quy định về quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa là phi pháp và Hà Nội cần phải sửa chữa sai lầm này.
Theo Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6 với trên 99% phiếu thuận, Trường Sa-Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và tất cả các tàu hải quân nước ngoài đi qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Việt Nam.
Nguồn: AP, Reuters, Xinhua