Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu nhắc lại Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba bị bắt giam vì ông này đã bị kết tội hình sự.
Việc này xảy ra vài ngày trước khi một nhà văn Trung Quốc khác nhận giải Nobel.
Giải Nobel Văn chương năm nay về tay ông Mạc Ngôn, phó chủ tịch hội nhà văn được Đảng Cộng sản ủng hộ, ông này đã tránh né các câu hỏi về ông Lưu Hiểu Ba tại một cuộc họp báo ở Stockhlom hôm thứ Năm.
Ông Mạc từ chối nói thêm về trường hợp này và yêu cầu các nhà báo đừng hỏi dồn ông về đề tài này, dù rằng trước đó ông nói ông hy vọng ông Lưu sẽ sớm được trả tự do.
Được hỏi là có việc chính phủ Trung Quốc chỉ thị cho ông Mạc không đề cập đến ông Lưu hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói:
“Tôi muốn chỉ rõ là ông Lưu Hiểu Ba bị các giới chức tư pháp Trung Quốc kết án tù vì vi phạm luật pháp.”
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo hàng ngày, ông Hồng nói ông không biết về số phận của bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba, bị giam giữ tại gia trong 2 năm sau khi chồng bà được giải Nobel.
Ông Hồng nói “Tôi không biết về điều nhà báo đề cập đến, nhưng tôi muốn nêu rõ là những quyền chính đáng của công dân được bảo vệ theo các qui tắc pháp luật.”
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trong vòng 26 tháng, bà Lưu Hà nói với Thông tấn xã AP hôm thứ Năm là việc tiếp tục giam giữ bà tại gia để đối phó với việc chồng bà được giải Nobel là phi lý. Bà trông yếu đuối và giải thích bà bị đau lưng khiến bà phải nằm thường xuyên trên giường.
Trung Quốc nổi giận khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, người bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 vì là đồng tác giả một lời kêu gọi mạnh bạo chấm dứt chế độ cai trị độc đảng tại Trung Quốc và áp dụng những qui tắc dân chủ.
Na Uy vẫn chưa hết bị Trung Quốc trả đũa. Na Uy là quốc gia duy nhất châu Âu không thuộc các nước mà công dân được miễn visa nếu đi thăm Bắc Kinh 72 giờ đồng hồ, bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2013.
(AP, New Zealand Herald)
Việc này xảy ra vài ngày trước khi một nhà văn Trung Quốc khác nhận giải Nobel.
Giải Nobel Văn chương năm nay về tay ông Mạc Ngôn, phó chủ tịch hội nhà văn được Đảng Cộng sản ủng hộ, ông này đã tránh né các câu hỏi về ông Lưu Hiểu Ba tại một cuộc họp báo ở Stockhlom hôm thứ Năm.
Ông Mạc từ chối nói thêm về trường hợp này và yêu cầu các nhà báo đừng hỏi dồn ông về đề tài này, dù rằng trước đó ông nói ông hy vọng ông Lưu sẽ sớm được trả tự do.
Được hỏi là có việc chính phủ Trung Quốc chỉ thị cho ông Mạc không đề cập đến ông Lưu hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói:
“Tôi muốn chỉ rõ là ông Lưu Hiểu Ba bị các giới chức tư pháp Trung Quốc kết án tù vì vi phạm luật pháp.”
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo hàng ngày, ông Hồng nói ông không biết về số phận của bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba, bị giam giữ tại gia trong 2 năm sau khi chồng bà được giải Nobel.
Ông Hồng nói “Tôi không biết về điều nhà báo đề cập đến, nhưng tôi muốn nêu rõ là những quyền chính đáng của công dân được bảo vệ theo các qui tắc pháp luật.”
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trong vòng 26 tháng, bà Lưu Hà nói với Thông tấn xã AP hôm thứ Năm là việc tiếp tục giam giữ bà tại gia để đối phó với việc chồng bà được giải Nobel là phi lý. Bà trông yếu đuối và giải thích bà bị đau lưng khiến bà phải nằm thường xuyên trên giường.
Trung Quốc nổi giận khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, người bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 vì là đồng tác giả một lời kêu gọi mạnh bạo chấm dứt chế độ cai trị độc đảng tại Trung Quốc và áp dụng những qui tắc dân chủ.
Na Uy vẫn chưa hết bị Trung Quốc trả đũa. Na Uy là quốc gia duy nhất châu Âu không thuộc các nước mà công dân được miễn visa nếu đi thăm Bắc Kinh 72 giờ đồng hồ, bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2013.
(AP, New Zealand Herald)