Việc Trung Quốc mang giàn khoan mà họ gọi là “lãnh thổ di động”, “vũ khí chiến lược” đến đặt tại vùng biển có tranh chấp với Việt Nam đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của nhiều nước trên thế giới, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines cho tới Australia. Việc này cũng làm nhiều người nêu lên thắc mắc về hình ảnh của một con sư tử dễ thương mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tìm cách vẽ ra cho một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Trong bài diễn văn đọc tại Paris hồi hạ tuần tháng 3 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Trung Quốc và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Napoleon từng nói Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rúng động. Con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh.”
Người cầm đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát biểu như vậy để tìm cách xoa dịu mối lo ngại của những người cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay “giấu mình chờ thời” của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự mỗi ngày một tăng để thực hiện giấc mơ "bá chủ thế giới.”
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Thái Phương Bá, nói với báo chí ở Bắc Kinh rằng diễn văn “sư tử” của ông Tập Cận Bình cho thấy “Trung Quốc đang đi theo con đường phát triển hòa bình.”
Tuy nhiên, ông Jean-Piere Cabestan, giáo sư chính trị học của Đại học Báp Tít Hồng Kông, không tán đồng nhận xét đó. Ông nói với tờ South China Morning Post rằng “Quí vị có bao giờ nhìn thấy một con sư tử hòa bình, văn minh và không hung dữ hay chưa? Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại và chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước khác.”
Việc Trung Quốc mang giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 – một thiết bị mà họ mô tả là “vũ khí chiến lược” và là “lãnh thổ di động”, đến hoạt động trong vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam chẳng những đã làm dấy lên những sự chống đối quyết liệt từ giới hữu trách ở Hà Nội mà còn gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước khác, từ Hoa Kỳ, Philippines cho tới Nhật Bản và Australia.
Tại cuộc Đối thoại Shangri-la mới đây ở Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản, là nước cũng đang có một vụ tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền của một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, cho biết Tokyo sẽ “hỗ trợ tối đa” cho các nước vùng Đông Nam Á để bảo vệ lãnh hải trước những mưu toan nhằm thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh hoặc cưỡng ép. Cũng tại diễn đàn an ninh thường niên này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ông Hagel nói rằng Washington “kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng hăm dọa, cưỡng ép, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định các yêu sách đó.” Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cũng nói rằng “Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản quan tâm sâu sắc về hành động đơn phương của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt tại Biển Ðông và Biển Hoa Ðông.”
Vụ giàn khoan HD 981 cũng khiến một số các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đề cập tới diễn văn sư tử mà ông Tập Cận Bình đã đọc tại thủ đô nước Pháp. Ông Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế giới Nhật báo ở New York, viết trong bài bình luận hôm mùng 1 tháng 6 rằng sự phô trương cơ bắp trong những năm gần đây đã làm cho Trung Quốc không còn bạn bè nào nữa, ngoài Pakistan và Miến Điện. Ông nói thêm rằng “Tập Cận Bình nói con sư tử phương Ðông đã thức giấc; đây là con sư tử hòa bình, dễ thương và văn minh; nhưng rõ ràng câu nói đó chỉ nói cho người Trung Quốc nghe mà thôi, chứ người nước ngoài, thậm chí là những người Hoa đồng văn đồng chủng ở Đài Loan và Singapore, không ai tin câu nói đó cả.”
Trong khi đó, các nhà phân tích tình hình an ninh Á Châu tiếp tục bàn luận về những hành động hồi gần đây của Bắc Kinh mà họ cho là hung hãn nếu không muốn nói là hiếu chiến.
Tường thuật của tờ Wall Street Journal hôm mùng 3 tháng 6, trích lời các nhà phân tích chính sách ở các nước Á Châu và Hoa Kỳ nói rằng việc Trung Quốc thực hiện những hành vi gây hấn và đối đầu cùng một lúc với nhiều nước Á Châu là một việc được tính toán kỹ lưỡng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng việc này phát xuất từ chỗ ông Tập Cận Bình tin rằng ông ấy đang đối phó với một vị tổng thống Mỹ có thái độ mềm yếu, một người sẽ không mạnh mẽ đáp trả mặc dù đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ để ủng hộ các nước đồng minh ở Á Châu. Các nhà phân tích cho rằng sự tin tưởng đó của nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đã được tăng cường vì Tổng thống Barack Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và Ukraine, và từ đó, ông Tập Cận Bình nghĩ rằng ông đang có một cơ hội tốt để thực hiện một phần quan trọng trong “Giấc mộng Trung Quốc” (Zhong Guo Meng) của ông là phục hồi ngôi vị bá chủ của Trung Quốc trong khu vực.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Richard Rigby, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Quốc gia Australia, đã tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là “Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể.” Câu nói này làm nhiều người nhớ lại nhận xét của giáo sư Hoàng Tĩnh, chuyên gia an ninh Á Châu của Đại học Quốc gia Singapore, đối với các tướng lãnh trẻ đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không.”
Trong bài diễn văn đọc tại Paris hồi hạ tuần tháng 3 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Trung Quốc và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Napoleon từng nói Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rúng động. Con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh.”
Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Quốc gia Australia tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là 'Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể'.
Người cầm đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát biểu như vậy để tìm cách xoa dịu mối lo ngại của những người cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay “giấu mình chờ thời” của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự mỗi ngày một tăng để thực hiện giấc mơ "bá chủ thế giới.”
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Thái Phương Bá, nói với báo chí ở Bắc Kinh rằng diễn văn “sư tử” của ông Tập Cận Bình cho thấy “Trung Quốc đang đi theo con đường phát triển hòa bình.”
Tuy nhiên, ông Jean-Piere Cabestan, giáo sư chính trị học của Đại học Báp Tít Hồng Kông, không tán đồng nhận xét đó. Ông nói với tờ South China Morning Post rằng “Quí vị có bao giờ nhìn thấy một con sư tử hòa bình, văn minh và không hung dữ hay chưa? Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại và chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước khác.”
Việc Trung Quốc mang giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 – một thiết bị mà họ mô tả là “vũ khí chiến lược” và là “lãnh thổ di động”, đến hoạt động trong vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam chẳng những đã làm dấy lên những sự chống đối quyết liệt từ giới hữu trách ở Hà Nội mà còn gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước khác, từ Hoa Kỳ, Philippines cho tới Nhật Bản và Australia.
Tại cuộc Đối thoại Shangri-la mới đây ở Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản, là nước cũng đang có một vụ tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền của một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, cho biết Tokyo sẽ “hỗ trợ tối đa” cho các nước vùng Đông Nam Á để bảo vệ lãnh hải trước những mưu toan nhằm thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh hoặc cưỡng ép. Cũng tại diễn đàn an ninh thường niên này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ông Hagel nói rằng Washington “kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng hăm dọa, cưỡng ép, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định các yêu sách đó.” Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cũng nói rằng “Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản quan tâm sâu sắc về hành động đơn phương của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt tại Biển Ðông và Biển Hoa Ðông.”
Các nhà phân tích cho rằng vì Tổng thống Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và Ukraine, Tập Cận Bình nghĩ rằng ông đang có một cơ hội tốt để thực hiện một phần quan trọng trong 'Giấc mộng Trung Quốc' là phục hồi ngôi vị bá chủ của Trung Quốc trong khu vực.
Vụ giàn khoan HD 981 cũng khiến một số các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đề cập tới diễn văn sư tử mà ông Tập Cận Bình đã đọc tại thủ đô nước Pháp. Ông Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế giới Nhật báo ở New York, viết trong bài bình luận hôm mùng 1 tháng 6 rằng sự phô trương cơ bắp trong những năm gần đây đã làm cho Trung Quốc không còn bạn bè nào nữa, ngoài Pakistan và Miến Điện. Ông nói thêm rằng “Tập Cận Bình nói con sư tử phương Ðông đã thức giấc; đây là con sư tử hòa bình, dễ thương và văn minh; nhưng rõ ràng câu nói đó chỉ nói cho người Trung Quốc nghe mà thôi, chứ người nước ngoài, thậm chí là những người Hoa đồng văn đồng chủng ở Đài Loan và Singapore, không ai tin câu nói đó cả.”
Trong khi đó, các nhà phân tích tình hình an ninh Á Châu tiếp tục bàn luận về những hành động hồi gần đây của Bắc Kinh mà họ cho là hung hãn nếu không muốn nói là hiếu chiến.
Tường thuật của tờ Wall Street Journal hôm mùng 3 tháng 6, trích lời các nhà phân tích chính sách ở các nước Á Châu và Hoa Kỳ nói rằng việc Trung Quốc thực hiện những hành vi gây hấn và đối đầu cùng một lúc với nhiều nước Á Châu là một việc được tính toán kỹ lưỡng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng việc này phát xuất từ chỗ ông Tập Cận Bình tin rằng ông ấy đang đối phó với một vị tổng thống Mỹ có thái độ mềm yếu, một người sẽ không mạnh mẽ đáp trả mặc dù đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ để ủng hộ các nước đồng minh ở Á Châu. Các nhà phân tích cho rằng sự tin tưởng đó của nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đã được tăng cường vì Tổng thống Barack Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và Ukraine, và từ đó, ông Tập Cận Bình nghĩ rằng ông đang có một cơ hội tốt để thực hiện một phần quan trọng trong “Giấc mộng Trung Quốc” (Zhong Guo Meng) của ông là phục hồi ngôi vị bá chủ của Trung Quốc trong khu vực.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Richard Rigby, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Quốc gia Australia, đã tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là “Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể.” Câu nói này làm nhiều người nhớ lại nhận xét của giáo sư Hoàng Tĩnh, chuyên gia an ninh Á Châu của Đại học Quốc gia Singapore, đối với các tướng lãnh trẻ đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không.”