Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc loan báo đưa hai tàu hải giám 75 và 84 được hỗ trợ bởi máy bay trinh sát B-3843 tới tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà tháng trước Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam.
Đầu tháng 12 vừa qua, Việt Nam nói tàu của PetroVietnam bị hai tàu cá Trung Quốc sách nhiễu gây đứt cáp tại khu vực cách đảo Cồn Cỏ 69 cây số khi tàu của Việt Nam đang di chuyển trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, gọi đó là ‘không đúng sự thật’.
Các tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu tuần tra Biển Đông từ ngày 1/1, thực thi quy định gây tranh cãi của Bắc Kinh cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam khám xét, trục xuất tàu nước ngoài vào các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc nhận là lãnh hải của mình.
Với quy định mới của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam quan ngại rằng Bắc Kinh đang tiến hành sách lược mạnh tay hơn trong vấn đề Biển Đông.
Một ngày trước khi quy định của Trung Quốc chặn xét tàu bè ở Biển Đông bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay, Bắc Kinh tìm cách xoa dịu căng thẳng khu vực rằng luật mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp giới hạn ở vùng duyên hải tỉnh Hải Nam mà thôi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố phạm vi áp dụng của quy định này không thay đổi so với luật mà Trung Quốc đã thông qua từ năm 1999, nghĩa là giới hạn trong vòng 12 hải lý từ bờ biển đảo Hải Nam.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Doanh hôm đầu tuần nhấn mạnh ‘các quy định địa phương của chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm tăng cường kiểm soát biên giới ở vùng duyên hải và quản lý hàng hải với mục đích chống tội phạm trên biển để duy trì hòa bình.’
Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc đưa ra giải thích về phạm vi áp dụng quy định này trong khi Mỹ và Philippines lên tiếng trông chờ Bắc Kinh xác minh, lý giải cụ thể về quy định vừa kể.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lặp lại rằng quan điểm của Bắc Kinh không thay đổi và Bắc Kinh theo đuổi giải pháp đối thoại song phương trực tiếp với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông.
Bà Hoa kêu gọi các bên nên có thái độ khách quan, công bằng, tỏ thiện chí và tinh thần xây dựng trong việc tiếp nhận các quy định mới của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại lên tiếng phản đối Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm nay.
Luật Biển Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Luật này phi pháp và vô giá trị.
Nguồn: Xinhua, CCTV, PTI, Zeenews.india.com
Đầu tháng 12 vừa qua, Việt Nam nói tàu của PetroVietnam bị hai tàu cá Trung Quốc sách nhiễu gây đứt cáp tại khu vực cách đảo Cồn Cỏ 69 cây số khi tàu của Việt Nam đang di chuyển trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, gọi đó là ‘không đúng sự thật’.
Các tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu tuần tra Biển Đông từ ngày 1/1, thực thi quy định gây tranh cãi của Bắc Kinh cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam khám xét, trục xuất tàu nước ngoài vào các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc nhận là lãnh hải của mình.
Với quy định mới của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam quan ngại rằng Bắc Kinh đang tiến hành sách lược mạnh tay hơn trong vấn đề Biển Đông.
Một ngày trước khi quy định của Trung Quốc chặn xét tàu bè ở Biển Đông bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay, Bắc Kinh tìm cách xoa dịu căng thẳng khu vực rằng luật mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp giới hạn ở vùng duyên hải tỉnh Hải Nam mà thôi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố phạm vi áp dụng của quy định này không thay đổi so với luật mà Trung Quốc đã thông qua từ năm 1999, nghĩa là giới hạn trong vòng 12 hải lý từ bờ biển đảo Hải Nam.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Doanh hôm đầu tuần nhấn mạnh ‘các quy định địa phương của chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm tăng cường kiểm soát biên giới ở vùng duyên hải và quản lý hàng hải với mục đích chống tội phạm trên biển để duy trì hòa bình.’
Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc đưa ra giải thích về phạm vi áp dụng quy định này trong khi Mỹ và Philippines lên tiếng trông chờ Bắc Kinh xác minh, lý giải cụ thể về quy định vừa kể.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lặp lại rằng quan điểm của Bắc Kinh không thay đổi và Bắc Kinh theo đuổi giải pháp đối thoại song phương trực tiếp với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông.
Bà Hoa kêu gọi các bên nên có thái độ khách quan, công bằng, tỏ thiện chí và tinh thần xây dựng trong việc tiếp nhận các quy định mới của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại lên tiếng phản đối Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm nay.
Luật Biển Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Luật này phi pháp và vô giá trị.
Nguồn: Xinhua, CCTV, PTI, Zeenews.india.com