Cảnh sát Trung Quốc loan báo bắt giữ 5 nghi can dính líu tới vụ xe tông giết chết 5 người hôm thứ hai tại Quảng trường Thiên An Môn, một địa điểm có tính biểu tượng cao của thủ đô của Trung Quốc. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do các thông tín viên của đài VOA gởi về từ văn phòng ở Bắc Kinh.
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm nay cho biết cảnh sát đã bắt 5 nghi can dính líu tới vụ tông xe giết chết 5 người và gây thương tích cho 38 người. Tân Hoa Xã cũng mô tả đây là một vụ tấn công khủng bố.
Trước đó trong ngày hôm nay, nhân viên của một số khách sạn ở Bắc Kinh cho biết cảnh sát đã yêu cầu họ để ý tìm kiếm 8 người đàn ông đến từ Tân Cương, khu vực có nhiều biến động ở miền tây bắc.
Những nhân viên này nói thêm rằng danh tánh của 7 người mà nhà chức trách đang truy lùng là những tên thông dụng của người Uighur. Người Uighur là sắc dân thiểu số ở Trung Quốc, phần lớn theo đạo Hồi, và lâu nay vẫn thường than phiền về nạn đàn áp tôn giáo. Những nhân viên khách sạn nói rằng tên của nghi can thứ 8 là tên của người Hán.
Truyền thông Trung Quốc không cho biết chi tiết về vụ xe tông. Nhưng theo tin của truyền thông nước ngoài, các giới chức Trung Quốc tin rằng đây là một vụ tấn công khủng bố của những người ở Tân Cương.
Ngày hôm nay, các biện pháp an ninh nghiêm nhặt vẫn được áp dụng ở Bắc Kinh. Tuy Quảng trường Thiên An Môn đã mở cửa trở lại, cảnh sát dường như đang gia tăng việc kiểm tra biển số của những chiếc xe hơi bên trong và xung quanh Bắc Kinh.
Trưa thứ hai vừa qua, một chiếc xe Jeep đã vượt qua một khu vực của khách bộ hành và tông vào Quảng trường Thiên An Môn, gần cổng chính để vào Tử Cấm Thành. Quảng trường này là một trong những địa điểm công cộng được canh phòng cẩn mật nhất ở Trung Quốc.
Trong 5 người thiệt mạng có 3 người trên xe jeep và hai du khách, gồm một người phụ nữ Philippines và một người đàn ông Trung Quốc. 38 người khác bị thương.
Trung Quốc tố cáo những phần tử đòi ly khai của người Uighur và những phần tử Hồi giáo hiếu chiến đã thực hiện một loạt những vụ tấn công ở Tân Cương trong vài năm qua nhằm thành lập một quốc gia độc lập lấy tên là Đông Turkestan.
Các nhà lãnh đạo người Uighur lưu vong bác bỏ tố cáo cho rằng người Uighur dính líu tới hoạt động khủng bố. Họ tố cáo người Hán đàn áp họ và biến họ thành khối người thiểu số ngay trên quê hương của mình.
Một phát ngôn viên của Nghị hội Uighur Thế giới, tổ chức đối lập chính ở Tân Cương, nói với đài VOA rằng hãy còn quá sớm để biết được vụ việc ở Bắc Kinh có phải là một vụ tấn công hay không. Ông Alim Seytoff cũng lên án việc cảnh sát Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào người Uighur sau khi ra thông báo nói rằng xe của các nghi can mang biển số Tân Cương.
"Tôi cho rằng thật là bất công khi nhắm mục tiêu vào người Uighur qua việc yêu cầu khách sạn và những nơi khác tìm kiếm những người Uighur và những chiếc xe mang biển số Tân Cương, bởi vì rất nhiều người Hán ở Tân Cương lái xe mang biển số Tân Cương."
Hiện chưa rõ các nghi can bị truy lùng có nằm trong số những người thiệt mạng trên chiếc xe jeep hay không, hay họ là những người đồng lõa trong một âm mưu lớn hơn. Ông Christopher Johnson, một chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết ông tin là cảnh sát đang tìm kiếm những người có thể đang tìm cách thực hiện thêm những vụ tấn công.
"Theo tôi thì điều thật sự đáng lưu tâm ở đây là giới hữu trách Trung Quốc có thể đang lo ngại là sẽ có những vụ tấn công nối đuôi hoặc những vụ tấn công khác tại Bắc Kinh và đó là một việc rất đáng báo động cho nhà chức trách."
Ông Johnson cho rằng Trung Quốc có lẽ chưa trực tiếp qui trách cho người Uighur về vụ việc hôm thứ hai bởi vì tính chất tế nhị của việc thừa nhận một vụ tấn công đã xảy ra tại một địa điểm nhạy cảm về chính trị như Quảng trường Thiên An Môn. Ông cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đang chờ cho tới khi có được bằng chứng chắc chắn về thủ phạm của vụ này.
Trung Quốc lâu nay vẫn thường xuyên phủ nhận cáo giác cho rằng họ ngược đãi các sắc dân thiểu số. Bắc Kinh nói rằng các quyền tự do tôn giáo và văn hóa của người sắc tộc thiểu số luôn luôn được bảo đảm.
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm nay cho biết cảnh sát đã bắt 5 nghi can dính líu tới vụ tông xe giết chết 5 người và gây thương tích cho 38 người. Tân Hoa Xã cũng mô tả đây là một vụ tấn công khủng bố.
Trước đó trong ngày hôm nay, nhân viên của một số khách sạn ở Bắc Kinh cho biết cảnh sát đã yêu cầu họ để ý tìm kiếm 8 người đàn ông đến từ Tân Cương, khu vực có nhiều biến động ở miền tây bắc.
Những nhân viên này nói thêm rằng danh tánh của 7 người mà nhà chức trách đang truy lùng là những tên thông dụng của người Uighur. Người Uighur là sắc dân thiểu số ở Trung Quốc, phần lớn theo đạo Hồi, và lâu nay vẫn thường than phiền về nạn đàn áp tôn giáo. Những nhân viên khách sạn nói rằng tên của nghi can thứ 8 là tên của người Hán.
Truyền thông Trung Quốc không cho biết chi tiết về vụ xe tông. Nhưng theo tin của truyền thông nước ngoài, các giới chức Trung Quốc tin rằng đây là một vụ tấn công khủng bố của những người ở Tân Cương.
Ngày hôm nay, các biện pháp an ninh nghiêm nhặt vẫn được áp dụng ở Bắc Kinh. Tuy Quảng trường Thiên An Môn đã mở cửa trở lại, cảnh sát dường như đang gia tăng việc kiểm tra biển số của những chiếc xe hơi bên trong và xung quanh Bắc Kinh.
Trưa thứ hai vừa qua, một chiếc xe Jeep đã vượt qua một khu vực của khách bộ hành và tông vào Quảng trường Thiên An Môn, gần cổng chính để vào Tử Cấm Thành. Quảng trường này là một trong những địa điểm công cộng được canh phòng cẩn mật nhất ở Trung Quốc.
Trong 5 người thiệt mạng có 3 người trên xe jeep và hai du khách, gồm một người phụ nữ Philippines và một người đàn ông Trung Quốc. 38 người khác bị thương.
Trung Quốc tố cáo những phần tử đòi ly khai của người Uighur và những phần tử Hồi giáo hiếu chiến đã thực hiện một loạt những vụ tấn công ở Tân Cương trong vài năm qua nhằm thành lập một quốc gia độc lập lấy tên là Đông Turkestan.
Các nhà lãnh đạo người Uighur lưu vong bác bỏ tố cáo cho rằng người Uighur dính líu tới hoạt động khủng bố. Họ tố cáo người Hán đàn áp họ và biến họ thành khối người thiểu số ngay trên quê hương của mình.
Một phát ngôn viên của Nghị hội Uighur Thế giới, tổ chức đối lập chính ở Tân Cương, nói với đài VOA rằng hãy còn quá sớm để biết được vụ việc ở Bắc Kinh có phải là một vụ tấn công hay không. Ông Alim Seytoff cũng lên án việc cảnh sát Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào người Uighur sau khi ra thông báo nói rằng xe của các nghi can mang biển số Tân Cương.
"Tôi cho rằng thật là bất công khi nhắm mục tiêu vào người Uighur qua việc yêu cầu khách sạn và những nơi khác tìm kiếm những người Uighur và những chiếc xe mang biển số Tân Cương, bởi vì rất nhiều người Hán ở Tân Cương lái xe mang biển số Tân Cương."
Hiện chưa rõ các nghi can bị truy lùng có nằm trong số những người thiệt mạng trên chiếc xe jeep hay không, hay họ là những người đồng lõa trong một âm mưu lớn hơn. Ông Christopher Johnson, một chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết ông tin là cảnh sát đang tìm kiếm những người có thể đang tìm cách thực hiện thêm những vụ tấn công.
"Theo tôi thì điều thật sự đáng lưu tâm ở đây là giới hữu trách Trung Quốc có thể đang lo ngại là sẽ có những vụ tấn công nối đuôi hoặc những vụ tấn công khác tại Bắc Kinh và đó là một việc rất đáng báo động cho nhà chức trách."
Ông Johnson cho rằng Trung Quốc có lẽ chưa trực tiếp qui trách cho người Uighur về vụ việc hôm thứ hai bởi vì tính chất tế nhị của việc thừa nhận một vụ tấn công đã xảy ra tại một địa điểm nhạy cảm về chính trị như Quảng trường Thiên An Môn. Ông cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đang chờ cho tới khi có được bằng chứng chắc chắn về thủ phạm của vụ này.
Trung Quốc lâu nay vẫn thường xuyên phủ nhận cáo giác cho rằng họ ngược đãi các sắc dân thiểu số. Bắc Kinh nói rằng các quyền tự do tôn giáo và văn hóa của người sắc tộc thiểu số luôn luôn được bảo đảm.