BẮC KINH —
Trung Quốc đang đẩy mạnh một kế hoạch cải tổ chính phủ tìm cách tinh giản nhiều cơ quan chính phủ trong cố gắng làm cho các cơ quan này đạt được nhiều hiệu quả hơn. Kế hoạch cũng đề nghị bãi bỏ bộ Y tế và bộ Ðường sắt đầy nợ nần và tham nhũng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA William Ide gửi về bài tường thuật sau đây.
Trong 3 thập niên vừa qua, Trung Quốc đã cải tổ chính phủ 7 lần. Trong vòng cải tổ mới đây nhất, con số các bộ thuộc nội các Trung Quốc hay Quốc vụ viện sẽ rút xuống từ 27 xuống còn 25.
Bộ Ðường sắt lâu nay vẫn là một mục tiêu bị công chúng chỉ trích. Hơn một chục giới chức của bộ, kể cả một vị bộ trưởng Ðường sắt đã bị bãi chức trong 2 năm vừa qua vì những vụ tai tiếng tham nhũng.
Ông Hồ Tinh Ðẩu là một giáo sư kinh tế tại Viện Kỹ thuật Bắc Kinh. Ông nói quyết định vừa kể sẽ giúp chống tham nhũng bởi vì mục tiêu rộng lớn hơn là phá bỏ độc quyền mà bộ này lâu nay vẫn được hưởng.
Giáo sư Hồ nói Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ quan trọng, nơi cần phải có cải tổ sâu xa và việc bãi bỏ bộ này thực sự có nghĩa là Trung Quốc đang thực thế cải cách kinh tế thị trường. Ông Hồ nói quyết định chứng tỏ rằng chính phủ muốn phá bỏ độc quyền và khuyến khích cạnh tranh trong khu vực tư nhân.
Kế hoạch cải tổ đề nghị tách Bộ Ðường Sắt ra làm hai, với các quyền hành chính được đặt dưới Bộ Giao thông. Một công ty sẽ được thành lập để điều hành các hoạt động đường sắt có tính cách thương mại.
Quyết định vừa kể đã châm ngòi cho một loạt các đáp ứng trên mạng. Một số người thậm chí còn đến hẳn Bộ Ðường Sắt ở Bắc Kinh để chụp ảnh bên ngoài các văn phòng của bộ và đăng trên mạng dịch vụ vi blog Weibo, giống như Twitter.
Nhiều người than vãn rằng việc giải thể bộ sẽ có nghĩa là giá vé tàu hỏa sẽ tăng lên. Vẫn chưa rõ liệu quyết định này có ảnh hưởng đến món nợ của Bộ Ðường sắt hay không.
Ông Vương Phong, một giới chức thuộc Uỷ ban Cơ cấu Biên chế Trung ương, đã nói chuyện với các phóng viên hôm nay tại một cuộc họp báo để giải thích những thay đổi.
Ông Vương nói vấn đề món nợ của Bộ Ðường Sắt sẽ được xử lý sau khi công ty được thành lập để quản lý các hoạt động thương mại. Ông nói một khi vấn đề đã được giải quyết thì câu trả lời sẽ rõ ràng.
Ngoài Bộ Ðường Sắt, Bộ Y tế sẽ được sát nhập vào Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, cơ quan giám sát chính sách một con của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các giới chức chính phủ mau chóng bác bỏ mọi lời đồn đoán rằng quyết định này có nghĩa là Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách một con.
Ông Vương Phong nói trong tình hình nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc, chính sách chẳng những sẽ tiếp tục mà còn được thực thi gắt gao hơn.
Ông Vương nói chính phủ chỉ có thể tăng cường chính sách kiểm soát sinh đẻ. Ông nói một khi các thay đổi được thực hiện, chính phủ trung ương cũng sẽ tìm cách tiếp xúc nhiều hơn với các chính quyền địa phương.
Ngoài việc giải thể hai bộ, công cuộc tái tổ chức còn đề nghị nâng cao vị trí của bộ Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm.
An toàn thực phẩm và dược phẩm là một mối quan ngại chính ở Trung Quốc và là một nguồn liên tục gây bất mãn trong công chúng. Các giới chức chính phủ cho hay riêng trong năm ngoái, 465 giới chức đã bị cáo buộc vì nghi là vi phạm an toàn thực phẩm.
Trong 3 thập niên vừa qua, Trung Quốc đã cải tổ chính phủ 7 lần. Trong vòng cải tổ mới đây nhất, con số các bộ thuộc nội các Trung Quốc hay Quốc vụ viện sẽ rút xuống từ 27 xuống còn 25.
Bộ Ðường sắt lâu nay vẫn là một mục tiêu bị công chúng chỉ trích. Hơn một chục giới chức của bộ, kể cả một vị bộ trưởng Ðường sắt đã bị bãi chức trong 2 năm vừa qua vì những vụ tai tiếng tham nhũng.
Ông Hồ Tinh Ðẩu là một giáo sư kinh tế tại Viện Kỹ thuật Bắc Kinh. Ông nói quyết định vừa kể sẽ giúp chống tham nhũng bởi vì mục tiêu rộng lớn hơn là phá bỏ độc quyền mà bộ này lâu nay vẫn được hưởng.
Giáo sư Hồ nói Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ quan trọng, nơi cần phải có cải tổ sâu xa và việc bãi bỏ bộ này thực sự có nghĩa là Trung Quốc đang thực thế cải cách kinh tế thị trường. Ông Hồ nói quyết định chứng tỏ rằng chính phủ muốn phá bỏ độc quyền và khuyến khích cạnh tranh trong khu vực tư nhân.
Kế hoạch cải tổ đề nghị tách Bộ Ðường Sắt ra làm hai, với các quyền hành chính được đặt dưới Bộ Giao thông. Một công ty sẽ được thành lập để điều hành các hoạt động đường sắt có tính cách thương mại.
Quyết định vừa kể đã châm ngòi cho một loạt các đáp ứng trên mạng. Một số người thậm chí còn đến hẳn Bộ Ðường Sắt ở Bắc Kinh để chụp ảnh bên ngoài các văn phòng của bộ và đăng trên mạng dịch vụ vi blog Weibo, giống như Twitter.
Nhiều người than vãn rằng việc giải thể bộ sẽ có nghĩa là giá vé tàu hỏa sẽ tăng lên. Vẫn chưa rõ liệu quyết định này có ảnh hưởng đến món nợ của Bộ Ðường sắt hay không.
Ông Vương Phong, một giới chức thuộc Uỷ ban Cơ cấu Biên chế Trung ương, đã nói chuyện với các phóng viên hôm nay tại một cuộc họp báo để giải thích những thay đổi.
Ông Vương nói vấn đề món nợ của Bộ Ðường Sắt sẽ được xử lý sau khi công ty được thành lập để quản lý các hoạt động thương mại. Ông nói một khi vấn đề đã được giải quyết thì câu trả lời sẽ rõ ràng.
Ngoài Bộ Ðường Sắt, Bộ Y tế sẽ được sát nhập vào Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, cơ quan giám sát chính sách một con của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các giới chức chính phủ mau chóng bác bỏ mọi lời đồn đoán rằng quyết định này có nghĩa là Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách một con.
Ông Vương Phong nói trong tình hình nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc, chính sách chẳng những sẽ tiếp tục mà còn được thực thi gắt gao hơn.
Ông Vương nói chính phủ chỉ có thể tăng cường chính sách kiểm soát sinh đẻ. Ông nói một khi các thay đổi được thực hiện, chính phủ trung ương cũng sẽ tìm cách tiếp xúc nhiều hơn với các chính quyền địa phương.
Ngoài việc giải thể hai bộ, công cuộc tái tổ chức còn đề nghị nâng cao vị trí của bộ Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm.
An toàn thực phẩm và dược phẩm là một mối quan ngại chính ở Trung Quốc và là một nguồn liên tục gây bất mãn trong công chúng. Các giới chức chính phủ cho hay riêng trong năm ngoái, 465 giới chức đã bị cáo buộc vì nghi là vi phạm an toàn thực phẩm.