Đường dẫn truy cập

Tranh chấp Nhật-Trung: Thách thức cho nhiệm kỳ hai của TT Obama


Nhóm đảo đang trong vòng tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nhóm đảo đang trong vòng tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Tình trạng thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các hải đảo tranh chấp ở Biển Hoa Ðông đang mỗi ngày một tăng. Từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thông tín viên VOA Scott Stearns tường trình về ý nghĩa của vụ tranh chấp lãnh hải này trong nghị trình Á Châu của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai.

Diễn biến mới nhất trong cuộc tranh chấp đang tiếp diễn là Nhật Bản tố cáo Trung Quốc dùng radar hướng dẫn vũ khí nhắm vào tàu bè và máy bay của Nhật Bản trong khu vực.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói hành động đó rất nguy hiểm, và ông nêu lên rằng điều đó có thể dẫn đến một sự tính toán sai lầm và làm bùng nổ chiến tranh nếu Trung Quốc lập lại hành động động đó.

Vào thời điểm nà dường như có những dấu hiệu cải thiện theo chiều hướng tăng cường đối thoại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, một hành động khiêu khích đơn phương như thế của Trung Quốc là cực kỳ đáng tiếc.

Bắc Kinh nói Nhật Bản làm gia tăng căng thẳng bằng cách đưa tàu bè và máy bay đến khu vực mà Trung Quốc có chủ quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh nói:

"Nhật Bản cố tình phát tán những thông tin sai sự thật, bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng, và đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Chúng tôi không có cách nào khác hơn là phải tiếp tục đề cao cảnh giác trước những ý đồ thực sự của Nhật Bản.

Phân tích gia Justin Logan của Viện nghiên cứu Cato nói rằng đây là một thời điểm nguy hiểm.

Ông Logan nói: "Thật là đáng lo ngại khi chúng ta nghe cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều có những lời lẽ giống như là hai nước sẽ giao chiến với nhau để giành những đảo đá vô giá trị, nếu so với thiệt hại và tốn kém của một cuộc chiến tranh.

Vụ tranh chấp biển đảo đang được chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước làm sôi sục.
Vụ tranh chấp biển đảo đang được chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước làm sôi sục.
Phân tích gia Logan nói rằng cuộc tranh chấp đang được chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước làm sôi sục.

Ở đây không đơn thuần là trường hợp của một vấn đề rõ ràng và thực tế -- trải tấm bản đồ ra, vẽ ra lằn ranh của vùng lãnh hải tranh chấp. Những nguy hiểm ở đây liên quan đến những tin tưởng đã được hun đúc bằng một lịch sử lâu dài.

Chính quyền Obama nói rằng Hoa Kỳ cố giữ thái độ trung lập, không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp này.

Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry đây là một phần trong một tập hợp phức tạp của những mối thách đố ở châu Á – Thái Bình Dương mà Tổng thống Obama phải đối diện trong nhiệm kỳ hai của ông.

Tổng thống Obama nói: Vấn đề Trung Quốc là một tiến trình đang tiếp diễn. Cần phải có quyết tâm và kiên nhẫn để phá vỡ được vấn đề này hay vấn đề khác. Chúng ta đang có rất nhiều vấn đề với Trung Quốc.

Ông Ruth Wedgwood, một chuyên gia của Phân khoa nghiên cứu quốc tế cấp cao của Ðại học John Hopkins nói rằng những tham vọng của Trung quốc ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông đẩy các nước láng giềng nhỏ về phía Hoa Kỳ.

Ông Wedgwood nói: “Trung Quốc - với dáng vẻ đường bệ, to lớn như vậy - là một nước láng giềng rất quan trọng đối với mọi nước trong khu vực. Do đó theo tôi thì chúng ta có thể tranh luận rằng cách làm này của họ sẽ phản tác dụng, chính sách đó sẽ đẩy các nước láng giềng của Bắc Kinh vào vòng tay của Hoa Kỳ.”

Các giới chức Hoa Kỳ nói việc Trung Quốc nhắm radar vào tàu bè của Nhật Bản làm gia tăng rủi ro của một sự tính toán sai lầm và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thăng tiến hịa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG