Tân Tổng Thống Serbia Tomislav Nikolic đang phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích hơn từ phía các nước phương Tây và khu vực, vì đã không thừa nhận vụ thảm sát người Hồi giáo tại thị trấn Srebrenica ở miền đông Bosnia-Herzegovina hồi năm 1995 là một vụ “diệt chủng.”
Hoa Kỳ nói Washington “lên án” lời phát biểu của ông Nikolic ngay sau lễ nhậm chức của ông hôm thứ Năm, trong khi một nhà lãnh đạo Serbia ở Croatia miêu tả những lời bình luận của Tổng Thống Serbia là “tai hại” và “không thể chấp nhận được”.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Nikolic nói rằng vụ thảm sát hàng ngàn đàn ông và thiếu niên Hồi giáo dưới tay của các lực lượng Serbia ở Bosnia tại Srebrenica không phải là một vụ diệt chủng mà là “một tội ác nghiêm trọng”, mà những thủ phạm nên được đưa ra trước công lý.
Ông Nikolic, một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc đã đánh bại đương kim Tổng Thống Boris Tadic, một nhân vật thân Tây phương, trong cuộc bầu cử vòng nhì hôm 20 tháng Năm vừa rồi.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ Mark Toner hôm qua nói rằng khi nói tới vụ thảm sát tại Srebrenica, cụm từ “diệt chủng” không phải là một định nghĩa chủ quan mà là một “hành động tội ác được xác định rõ rệt”, và được xác nhận bởi những phán quyết của tòa án Liên hiệp quốc xét xử các tội ác chiến tranh đã xảy ra tại Liên bang Nam Tư cũ, và Tòa án Tội Phạm Quốc tế.
Ông Toner nói Tổng Thống Tomislav Nikolic “có một cơ hội để xác lập một thái độ xây dựng” hậu thuẫn cho sự hợp tác trong khu vực sau các vụ xung đột ở vùng Balkan trong những năm 1990. Nhưng theo lời người phát ngôn Mỹ, thay vào đó, những phát biểu “vô căn cứ” của ông Nikolic về vụ thảm sát Srebrenica và các tội ác chiến tranh khác sẽ “phản tác dụng”, không giúp cổ võ cho ổn định và hòa giải.
Trong một cuộc phỏng vấn khác gây tranh cãi mới đây, ông Nikolic nói rằng thị trấn Vukovar của Croatia ở vùng biên giới, bị các lực lượng Serbia pháo kích dữ dội trong những năm đầu của thập niên 1990, thực ra là một khu vực “của người Serbia”, mà lẽ ra những người Croatia tỵ nạn không nên trở về.
Một nhân vật nổi tiếng trong nhóm thiểu số Serbia ở Croatia, Milorad Pupovac, chỉ trích những lời phát biểu của Tổng Thống Nikolic về Vukovar và Srebrenica.
Ông Pupovac, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại tại quốc hội Croatia, hôm qua nói rằng Croatia sẵn sàng tái tục hợp tác với Serbia, nhưng sẽ “không dung chấp thái độ thiếu tôn trọng đối với những cảm nghĩ của các nạn nhân chiến tranh” và những giá trị mà Croatia muốn truyền bá trong khu vực.
Hoa Kỳ nói Washington “lên án” lời phát biểu của ông Nikolic ngay sau lễ nhậm chức của ông hôm thứ Năm, trong khi một nhà lãnh đạo Serbia ở Croatia miêu tả những lời bình luận của Tổng Thống Serbia là “tai hại” và “không thể chấp nhận được”.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Nikolic nói rằng vụ thảm sát hàng ngàn đàn ông và thiếu niên Hồi giáo dưới tay của các lực lượng Serbia ở Bosnia tại Srebrenica không phải là một vụ diệt chủng mà là “một tội ác nghiêm trọng”, mà những thủ phạm nên được đưa ra trước công lý.
Ông Nikolic, một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc đã đánh bại đương kim Tổng Thống Boris Tadic, một nhân vật thân Tây phương, trong cuộc bầu cử vòng nhì hôm 20 tháng Năm vừa rồi.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ Mark Toner hôm qua nói rằng khi nói tới vụ thảm sát tại Srebrenica, cụm từ “diệt chủng” không phải là một định nghĩa chủ quan mà là một “hành động tội ác được xác định rõ rệt”, và được xác nhận bởi những phán quyết của tòa án Liên hiệp quốc xét xử các tội ác chiến tranh đã xảy ra tại Liên bang Nam Tư cũ, và Tòa án Tội Phạm Quốc tế.
Ông Toner nói Tổng Thống Tomislav Nikolic “có một cơ hội để xác lập một thái độ xây dựng” hậu thuẫn cho sự hợp tác trong khu vực sau các vụ xung đột ở vùng Balkan trong những năm 1990. Nhưng theo lời người phát ngôn Mỹ, thay vào đó, những phát biểu “vô căn cứ” của ông Nikolic về vụ thảm sát Srebrenica và các tội ác chiến tranh khác sẽ “phản tác dụng”, không giúp cổ võ cho ổn định và hòa giải.
Trong một cuộc phỏng vấn khác gây tranh cãi mới đây, ông Nikolic nói rằng thị trấn Vukovar của Croatia ở vùng biên giới, bị các lực lượng Serbia pháo kích dữ dội trong những năm đầu của thập niên 1990, thực ra là một khu vực “của người Serbia”, mà lẽ ra những người Croatia tỵ nạn không nên trở về.
Một nhân vật nổi tiếng trong nhóm thiểu số Serbia ở Croatia, Milorad Pupovac, chỉ trích những lời phát biểu của Tổng Thống Nikolic về Vukovar và Srebrenica.
Ông Pupovac, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại tại quốc hội Croatia, hôm qua nói rằng Croatia sẵn sàng tái tục hợp tác với Serbia, nhưng sẽ “không dung chấp thái độ thiếu tôn trọng đối với những cảm nghĩ của các nạn nhân chiến tranh” và những giá trị mà Croatia muốn truyền bá trong khu vực.