Tổng thống Barack Obama, Phó tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hôm thứ Sáu đã đến căn cứ Không quân Andrews bên ngoài thủ đô Washington để chính thức tiếp nhận thi hài của Đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác bị giết hôm thứ Ba tại Libya.
Tất cả đã cúi đầu vào lúc các Thủy Quân Lục Chiến di chuyển 4 cỗ quan tài phủ cờ từ một máy bay quân sự đến đặt tại một vòm chứa máy bay, nơi đang có các thân nhân đứng chờ sẵn. Đại sứ Libya cũng có mặt.
Bộ trưởng Clinton là người phát biểu đầu tiên. Bà nói với gia đình những người vừa hy sinh:
“Anh Chris đã kiếm được nhiều bạn hữu cho Hoa Kỳ từ những vùng đất xa xôi. Anh xem những hy vọng của họ là hy vọng của chính anh. Trong cuộc cách mạng Libya, anh đã liều mình bảo vệ nhân dân Libya chống lại một bạo chúa, và anh đã cống hiến mạng sống để giúp nhân dân Libya xây dựng một đất nước khá hơn.”
Bà nói mặc dù thời gian tới vẫn còn khó khăn, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục công trình ngoại giao dài ngày và gai góc. Bà nói nhân dân Libya, Yemen và Tunisia không đánh đổi sự tàn bạo của một nhà độc tài bằng sự tàn bạo của đám đông.
Kế tiếp, Tổng thống Obama gọi 4 người Mỹ vừa hy sinh là những người yêu nước:
“Họ yêu đất nước này, họ chọn phục vụ đất nước và đã phục vụ đắc lực. Họ có một sứ mạng và tin vào sứ mạng đó. Họ biết có hiểm nguy và chấp nhận nó. Đơn giản chỉ vì họ yêu lý tưởng của nước Mỹ, sống và thể hiện lý tưởng đó.”
Ông nói rằng những ngày vừa qua có những câu hỏi về thành tích ngoại giao của nước Mỹ, nhưng chắc chắn một điều, nước Mỹ vẫn giữ vững những cam kết:
“Dù có những tiếng nói nghi ngờ và kém tin tưởng, tìm cách chia rẽ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ rút lui khỏi thế giới, chúng tôi không bao giờ ngưng phục vụ cho phẩm giá và tự do mà mọi người đều xứng đáng được hưởng, cho dù họ thuộc tôn giáo nào, bất kỳ tín ngưỡng nào.”
Tổng thống Obama đã ra lệnh duyệt lại thủ tục an ninh của các nhiệm sở ngoại giao Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Ông cũng chính thức thông báo cho Quốc hội chuyện bố trí lực lượng an ninh “có trang bị tác chiến” đến Libya và Yemen cho tới khi nào tình hình an ninh vãn hồi.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Hoa Kỳ “dứt khoát không xin lỗi” về đoạn video dẫn đến nhiều cuộc biểu tình. Ông nói xin lỗi sẽ là bóp nghẹt tự do ngôn luận, “một nguyên tác nền tảng” của Hoa Kỳ.
Xem video biểu tình chống Mỹ ở Trung Đông
Tất cả đã cúi đầu vào lúc các Thủy Quân Lục Chiến di chuyển 4 cỗ quan tài phủ cờ từ một máy bay quân sự đến đặt tại một vòm chứa máy bay, nơi đang có các thân nhân đứng chờ sẵn. Đại sứ Libya cũng có mặt.
Bộ trưởng Clinton là người phát biểu đầu tiên. Bà nói với gia đình những người vừa hy sinh:
“Anh Chris đã kiếm được nhiều bạn hữu cho Hoa Kỳ từ những vùng đất xa xôi. Anh xem những hy vọng của họ là hy vọng của chính anh. Trong cuộc cách mạng Libya, anh đã liều mình bảo vệ nhân dân Libya chống lại một bạo chúa, và anh đã cống hiến mạng sống để giúp nhân dân Libya xây dựng một đất nước khá hơn.”
Bà nói mặc dù thời gian tới vẫn còn khó khăn, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục công trình ngoại giao dài ngày và gai góc. Bà nói nhân dân Libya, Yemen và Tunisia không đánh đổi sự tàn bạo của một nhà độc tài bằng sự tàn bạo của đám đông.
Kế tiếp, Tổng thống Obama gọi 4 người Mỹ vừa hy sinh là những người yêu nước:
“Họ yêu đất nước này, họ chọn phục vụ đất nước và đã phục vụ đắc lực. Họ có một sứ mạng và tin vào sứ mạng đó. Họ biết có hiểm nguy và chấp nhận nó. Đơn giản chỉ vì họ yêu lý tưởng của nước Mỹ, sống và thể hiện lý tưởng đó.”
Ông nói rằng những ngày vừa qua có những câu hỏi về thành tích ngoại giao của nước Mỹ, nhưng chắc chắn một điều, nước Mỹ vẫn giữ vững những cam kết:
“Dù có những tiếng nói nghi ngờ và kém tin tưởng, tìm cách chia rẽ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ rút lui khỏi thế giới, chúng tôi không bao giờ ngưng phục vụ cho phẩm giá và tự do mà mọi người đều xứng đáng được hưởng, cho dù họ thuộc tôn giáo nào, bất kỳ tín ngưỡng nào.”
Tổng thống Obama đã ra lệnh duyệt lại thủ tục an ninh của các nhiệm sở ngoại giao Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Ông cũng chính thức thông báo cho Quốc hội chuyện bố trí lực lượng an ninh “có trang bị tác chiến” đến Libya và Yemen cho tới khi nào tình hình an ninh vãn hồi.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Hoa Kỳ “dứt khoát không xin lỗi” về đoạn video dẫn đến nhiều cuộc biểu tình. Ông nói xin lỗi sẽ là bóp nghẹt tự do ngôn luận, “một nguyên tác nền tảng” của Hoa Kỳ.
Tiếp tục biểu tình chống bộ phim báng bổ Hồi giáo
Hôm thứ Sáu, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới để phản đối bộ phim sản xuất tại Mỹ: Ai Cập: hàng trăm người biểu tình đụng độ với cảnh sát gần đại sứ quán Mỹ ở Cairo. Libăng: Hằng trăm người biểu tình đốt quán ăn nhanh KFC của Mỹ tại Tripoli. Yemen: Người biểu tình đốt xe sứ quán Mỹ tại Sana'a và xé cờ Mỹ. Maroc: Người biểu tình tập trung tại thành phố Casablanca. Sudan: Người biểu tình tụ tập tại thủ đô Khartoum, một số định xông vào sứ quán Đức, đốt phá một số đồ vật bên ngoài sứ quán. Một nhóm khác xông vào sứ quán Anh nhưng bị chận lại. Tunisia: Cảnh sát bắn đạn cay vào những người biểu tình ném đá sứ quán Mỹ, một số nhảy qua bức tường ở vòng ngoài sứ quán. Malaysia: Nhiều cuộc biểu tình nhỏ ở nhiều thành phố, kể cả Kuala Lumpur. Indonesia: Hơn 350 người biểu tình bên ngoài sứ quán Mỹ ở Jakarta. Bangladesh: Khoảng 10.000 người biểu tình ở Dhaka đốt cờ Mỹ và Israel. Pakistan: Biểu tình tại nhiều thành phố, riêng tại Islamabad có 400 người tụ tập bên ngoài một đền thờ. Afghanistan: Hàng trăm người biểu tình ở thành phố miền đông Jalalabad. |
Xem video biểu tình chống Mỹ ở Trung Đông