Một giáo sư chuyên ngành báo chí tại đại học danh tiếng Stanford Hoa Kỳ từng đoạt giải thưởng báo chí cao quý hàng đầu thế giới Pulitzer nhận xét rằng người Việt Nam “hung hăng, hiếu chiến” vì ăn nhiều thịt.
Bài viết của giáo sư Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune gần đây sau 10 ngày ông du lịch Việt Nam nói du khách đến Việt Nam hầu như chẳng thấy các con vật nuôi hay hoang dã vì đa số đã bị giết thịt.
Ông viện dẫn 17 cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc và Campuchea làm bằng chứng đưa ra kết luận rằng vì ngừơi Việt Nam thường xuyên ăn thịt cho nên nước Việt hung hăng hơn nhiều so với các nước láng giềng.
Bài bình luận của ông Brinkley gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người Việt khắp nơi trên thế giới, khiến tòa báo phải chính thức xin lỗi và hàng ngàn người đã ký tên vào hai thỉnh nguyện thư trên mạng đòi đại học Stanford phải sa thải ông.
Một chuyên gia tại Việt Nam đã dày công nghiên cứu về bản sắc ẩm thực Việt hơn chục năm qua, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, Trưởng đề án Bếp Việt, phản hồi về bài báo này:
"Ông ấy dựa vào một số hiện tượng tuy không sai, nhưng những nơi ông đi thì ông thấy như vậy, nhưng còn bao nhiêu nơi nữa ông chưa tới thì khác.Chưa chi ông đã kết luận thì đó là một điểm sai rồi. Nói như ông có sự phân biệt văn hóa, phân biệt chủng tộc, xúc xiểm đến cả một dân tộc, cả lịch sử dân tộc thì đó là một vấn đề quá lớn. Tôi không biết ý đồ của ông ấy thế nào, nhưng rõ ràng đây là một cơ hội rất tốt cho người Việt mình phải tự suy xét, suy nghĩ lại."
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu ẩm thực Việt Nam nói người Việt không ăn nhiều thịt như nhận xét của Giáo sư Brinkley, mà thành phần chính trong bữa ăn Việt Nam là rau cải và cá.
Tiến sĩ Nhã nói ẩm thực mỗi nước bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, địa lý, cũng như các quan niệm khác nhau và đều mang những nét đẹp riêng mà các nước khác cần phải tôn trọng.
Về nhận xét của giáo sư Brinkley cho rằng người Việt “hung hăng” hiếu chiến”, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã nhấn mạnh:
"Người Việt có hung hăng hay không, nếu ông ấy chỉ nói đến 17 lần Việt Nam đánh Trung Quốc mà bảo Việt Nam 'hung hăng' thì hoàn toàn sai. Người Việt phải kháng chiến chống lại sự xâm lược của phương Bắc. Đề kháng, đánh lại là mình hung hăng hay sao?"
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng để tránh những hiểu lầm về dân tộc mình không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn cần ý thức trách nhiệm của người Việt:
"Cần phải có nghiên cứu, như bản thân tôi là những người nghiên cứu phải đi sâu nghiên cứu sao cho mọi người biết về cái hay của văn hóa Việt. Khi mọi người biết về cái hay rồi, cũng phải biết những cái dở để tự trách mình và làm sao để thay đổi những cái gì 'xấu xí'"
Tiến sĩ Nhã nói sự phản ứng của người Việt trước bài viết của vị giáo sư Mỹ này là rất hay, chứng tỏ tinh thần dân tộc cần có và theo ông, tinh thần đó cần phải được thể hiện mạnh mẽ trong nhiều vấn đề khác như chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt giữa bối cảnh của cuộc tranh chấp Biển Đông hiện nay.
Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã:
Bài viết của giáo sư Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune gần đây sau 10 ngày ông du lịch Việt Nam nói du khách đến Việt Nam hầu như chẳng thấy các con vật nuôi hay hoang dã vì đa số đã bị giết thịt.
Ông viện dẫn 17 cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc và Campuchea làm bằng chứng đưa ra kết luận rằng vì ngừơi Việt Nam thường xuyên ăn thịt cho nên nước Việt hung hăng hơn nhiều so với các nước láng giềng.
Bài bình luận của ông Brinkley gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người Việt khắp nơi trên thế giới, khiến tòa báo phải chính thức xin lỗi và hàng ngàn người đã ký tên vào hai thỉnh nguyện thư trên mạng đòi đại học Stanford phải sa thải ông.
Một chuyên gia tại Việt Nam đã dày công nghiên cứu về bản sắc ẩm thực Việt hơn chục năm qua, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, Trưởng đề án Bếp Việt, phản hồi về bài báo này:
"Ông ấy dựa vào một số hiện tượng tuy không sai, nhưng những nơi ông đi thì ông thấy như vậy, nhưng còn bao nhiêu nơi nữa ông chưa tới thì khác.Chưa chi ông đã kết luận thì đó là một điểm sai rồi. Nói như ông có sự phân biệt văn hóa, phân biệt chủng tộc, xúc xiểm đến cả một dân tộc, cả lịch sử dân tộc thì đó là một vấn đề quá lớn. Tôi không biết ý đồ của ông ấy thế nào, nhưng rõ ràng đây là một cơ hội rất tốt cho người Việt mình phải tự suy xét, suy nghĩ lại."
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu ẩm thực Việt Nam nói người Việt không ăn nhiều thịt như nhận xét của Giáo sư Brinkley, mà thành phần chính trong bữa ăn Việt Nam là rau cải và cá.
Tiến sĩ Nhã nói ẩm thực mỗi nước bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, địa lý, cũng như các quan niệm khác nhau và đều mang những nét đẹp riêng mà các nước khác cần phải tôn trọng.
Về nhận xét của giáo sư Brinkley cho rằng người Việt “hung hăng” hiếu chiến”, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã nhấn mạnh:
"Người Việt có hung hăng hay không, nếu ông ấy chỉ nói đến 17 lần Việt Nam đánh Trung Quốc mà bảo Việt Nam 'hung hăng' thì hoàn toàn sai. Người Việt phải kháng chiến chống lại sự xâm lược của phương Bắc. Đề kháng, đánh lại là mình hung hăng hay sao?"
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng để tránh những hiểu lầm về dân tộc mình không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn cần ý thức trách nhiệm của người Việt:
"Cần phải có nghiên cứu, như bản thân tôi là những người nghiên cứu phải đi sâu nghiên cứu sao cho mọi người biết về cái hay của văn hóa Việt. Khi mọi người biết về cái hay rồi, cũng phải biết những cái dở để tự trách mình và làm sao để thay đổi những cái gì 'xấu xí'"
Tiến sĩ Nhã nói sự phản ứng của người Việt trước bài viết của vị giáo sư Mỹ này là rất hay, chứng tỏ tinh thần dân tộc cần có và theo ông, tinh thần đó cần phải được thể hiện mạnh mẽ trong nhiều vấn đề khác như chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt giữa bối cảnh của cuộc tranh chấp Biển Đông hiện nay.
Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã: