WASHINGTON —
Thiên tai xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nhiều lúc kèm theo thiệt hại nặng nề về tài sản hay sinh mạng. Nhưng các nhà khoa học nói sự nghiêm trọng của các hậu quả có thể giảm bớt nếu chúng ta chuẩn bị đầy đủ. Một cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Xây dựng Quốc gia ở thủ đô Washington chỉ dậy về điều mà các chính phủ và các cá nhân có thể làm đã hạ giảm tác động.
Thiên tai xảy ra thường xuyên, và đôi khi một cách bất ngờ ở khắp nước Mỹ - các cơn lốc xoáy, các trận bão, lụt lội, động đất và cháy rừng.
Nhưng đã có kỹ thuật, rẻ tiền cũng như đắt tiền, có thể cứu được sinh mạng và tài sản.
Nhà quản lý cuộc triển lãm, bà Chrysanthe Broikos, nói những tòa nhà lớn và các cấu trúc khác có thể chống đỡ ngay cả với những trận động đất mạnh nếu được xảy ra với một mức độ linh động.
Bà nói: “Chúng ta cần để cho các tòa nhà xê dịch được và chúng ta có thể thực sự hiểu được chúng có thể hư hại ở đâu và tiến hành tham gia thiết kế các tòa nhà và ghi nhớ điều đó.”
Cái gọi là “khung sườn thời điểm đặc biệt này,” giúp có được một mức độ xê dịch ở những điểm mà các đà chịu các khối lượng lớn nối với nhau.
Các khối móng làm bằng cao su giúp cho các tòa nhà chuyển dịch, trong khi các thiết bị hấp thu chấn động lớn làm dịu bớt các rúng động.
Một mô hình của bức tường gió, xây tại Trung tâm Khảo cứu Bão Quốc tế, ở tiểu bang Florida, cho thấy một số thể loại mái nhà yếu hơn so với các loại khác như thế nào trước các cơn gió mạnh khi có bão hay lốc xoáy.
Bà Broikos nói tiếp: “Loại mái hình tháp này có sức chịu tốt hơn là loại mái phẳng hay mái có đầu hồi.”
Ở những khu vực bị tác động của gió mạnh, các nhà khoa học cũng đề nghị có ít nhất một căn "phòng an toàn" nơi người ở có thể trú thân vào lúc trời bão nguy hiểm.
Ðể kiểm soát được các cơn bão và lụt lội, một số cộng đồng dọc theo các vùng duyên hải ở Hoa Kỳ và các bờ sông đã xây những ghềnh đá nhân tạo, sử dụng không những đá tảng mà còn cả vỏ sò, thu được từ các nhà hàng ăn.
Bà Broikos nói tiếp: “Hóa ra các ghềnh đá bằng vỏ sò lại giúp làm dịu tác động của sóng. Chúng cũng giúp cho đất đỡ bị sói mòn.”
Bà Broikos cũng nói xây các công viên dọc theo bờ biển, thay vì nhà cửa là điều hợp với thiên nhiên hơn và tách rời tài sản có giá trị với các nguy cơ.
Còn đối với các đám cháy rừng, các nhà khoa học nay đề nghị một khu vực gọi là châm ngòi rộng khoảng 60 mét.
Bà Broikos giải thích: “Mục đích là tìm cách giữ cho khu vực đó không chứa các vật liệu dễ cháy.”
Một số thiên tai không thể ngừa trước được nhưng các nhà khảo cứu nói lên kế hoạch sớm và đầu tư đúng lúc có thể đem lại sự bảo vệ giống như khi ta bôi thuốc chống nắng trước khi ra biển.
Thiên tai xảy ra thường xuyên, và đôi khi một cách bất ngờ ở khắp nước Mỹ - các cơn lốc xoáy, các trận bão, lụt lội, động đất và cháy rừng.
Nhưng đã có kỹ thuật, rẻ tiền cũng như đắt tiền, có thể cứu được sinh mạng và tài sản.
Nhà quản lý cuộc triển lãm, bà Chrysanthe Broikos, nói những tòa nhà lớn và các cấu trúc khác có thể chống đỡ ngay cả với những trận động đất mạnh nếu được xảy ra với một mức độ linh động.
Bà nói: “Chúng ta cần để cho các tòa nhà xê dịch được và chúng ta có thể thực sự hiểu được chúng có thể hư hại ở đâu và tiến hành tham gia thiết kế các tòa nhà và ghi nhớ điều đó.”
Cái gọi là “khung sườn thời điểm đặc biệt này,” giúp có được một mức độ xê dịch ở những điểm mà các đà chịu các khối lượng lớn nối với nhau.
Các khối móng làm bằng cao su giúp cho các tòa nhà chuyển dịch, trong khi các thiết bị hấp thu chấn động lớn làm dịu bớt các rúng động.
Một mô hình của bức tường gió, xây tại Trung tâm Khảo cứu Bão Quốc tế, ở tiểu bang Florida, cho thấy một số thể loại mái nhà yếu hơn so với các loại khác như thế nào trước các cơn gió mạnh khi có bão hay lốc xoáy.
Bà Broikos nói tiếp: “Loại mái hình tháp này có sức chịu tốt hơn là loại mái phẳng hay mái có đầu hồi.”
Ở những khu vực bị tác động của gió mạnh, các nhà khoa học cũng đề nghị có ít nhất một căn "phòng an toàn" nơi người ở có thể trú thân vào lúc trời bão nguy hiểm.
Ðể kiểm soát được các cơn bão và lụt lội, một số cộng đồng dọc theo các vùng duyên hải ở Hoa Kỳ và các bờ sông đã xây những ghềnh đá nhân tạo, sử dụng không những đá tảng mà còn cả vỏ sò, thu được từ các nhà hàng ăn.
Bà Broikos nói tiếp: “Hóa ra các ghềnh đá bằng vỏ sò lại giúp làm dịu tác động của sóng. Chúng cũng giúp cho đất đỡ bị sói mòn.”
Bà Broikos cũng nói xây các công viên dọc theo bờ biển, thay vì nhà cửa là điều hợp với thiên nhiên hơn và tách rời tài sản có giá trị với các nguy cơ.
Còn đối với các đám cháy rừng, các nhà khoa học nay đề nghị một khu vực gọi là châm ngòi rộng khoảng 60 mét.
Bà Broikos giải thích: “Mục đích là tìm cách giữ cho khu vực đó không chứa các vật liệu dễ cháy.”
Một số thiên tai không thể ngừa trước được nhưng các nhà khảo cứu nói lên kế hoạch sớm và đầu tư đúng lúc có thể đem lại sự bảo vệ giống như khi ta bôi thuốc chống nắng trước khi ra biển.