Vận động viên từ khắp nơi trên thế giới lại một lần nữa tề tựu về London, nhưng lần này họ là những vận động viên khuyết tật tham gia tranh tài tại Thế vận hội Paralympic. Gần 4.300 vận động viên khuyết tật đại diện cho 166 quốc gia và đây sẽ là kỳ Paralympic lớn nhất từ trước đến nay.
Hôm thứ Ba, ngọn lửa Paralympic được thắp sáng trong không khí tưng bừng náo nhiệt tại thành phố Stoke-Mandeville.
Cách Công viên Olympic năm nay chừng 75 km, thành phố này chính là nơi khởi nguồn của ý tưởng lập ra một cuộc thi đấu thể theo dành cho người khuyết tật. Vào buổi đầu sơ khai trong những năm 1940, Paralympics diễn ra khiêm tốn trên sân trong khuôn viên một bệnh viện; giờ đây nó trở thành cuộc tranh tài thu hút gần 4.300 vận động viên đến từ 166 quốc gia.
Ở một số môn thi đấu, vận động viên Paralympic sẽ tranh tài giống như những vận động viên Olympic, bao gồm chạy, bơi lội và đua xe đạp.
Cũng có một số môn dành cho riêng vận động viên Paralympic như bóng rổ trên xe lăn và bóng đá cho người khiếm thị. Ở môn bóng đá khiếm thị, các cầu thủ thi đấu với một quả bóng có gắn chuông và phải đeo khăn bịt mắt để đảm bảo không ai thấy gì trong khi thi đấu.
Anh Martin Sinclair là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá Paralympic của Anh. Điều thú vị là em trai của Martin cũng là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá Olympic. Anh nói:
“Đó là giấc mơ thành hiện thực. Thú thật tôi không nghĩ rằng tôi sẽ có mặt ở đây. Anh nhìn qua kia mà xem, mấy anh bạn đó rất tài năng, được thi đấu cùng họ là một đặc ân cho tôi rồi. Ai mà ngờ là hai anh em đều được tham dự Olympic và Paralympic chứ. Điều này thật lớn lao!”
Trong số những người không nghĩ rằng mình sẽ được tham dự có cung thủ 64 tuổi, bà Kate Murray. Bà là tuyển thủ lớn tuổi nhất của đội Anh. Bà bị liệt vì một chứng bệnh cột sống cách đây 13 năm. Bà nói:
“Được tham dự có ý nghĩa lớn với tôi lắm. Giờ đây bắn cung là tất cả đối với tôi, giúp tôi tiếp tục phấn đấu, giúp tôi trẻ hơn cái tuổi 64 của mình.”
Bà Penny Briscoe, một quan chức đội tuyển Paralympic của Anh, chịu trách nhiệm đảm bảo cho các vận động viên thi đấu với phong độ tốt nhất. Nhưng bà nói rằng họ sẽ đạt được nhiều thứ hơn là những tấm huy chương. Bà nói:
“Họ thi đấu ngang tầm với những vận động viên Olympic. Và tôi nghĩ rằng chúng ta phổ biến càng nhiều những hình ảnh như vậy ra với thế giới thì chúng ta sẽ có càng nhiều cơ hội thay đổi nhận thức của mọi người. Và qua những thay đổi trong nhận thức của mọi người, tôi nghĩ rằng chúng ta tạo thêm nhiều cơ hội cho người khuyết tật, dù đó là trong lĩnh vực thể thao, kinh doanh, cũng như trong cuộc sống nói chung.”
Đài truyền hình ở nhiều nước đã lên lịch phát sóng và nhiều người sẽ theo dõi những cuộc tranh tài tại Paralympic. Gần như toàn bộ 2,5 triệu vé cho 11 ngày thi đấu đã được chào bán. Giới chức nói rằng một nửa triệu người nước ngoài sẽ đến Anh chỉ để xem Paralympic.
Thế vận hội Paralympic đã khiến nhiều phương tiện và dịch vụ ở London mở rộng phục vụ đến người khuyết tật, đặc biệt là mạng lưới giao thông. Tuy nhiên, ông Paul Deighton thuộc ban tổ chức Paralympic London 2012 nói rằng Paralympic là dịp để nâng cao nhận thức hơn là dịp để làm đường dốc và thang máy cho người khuyết tật.
“Đối với tôi, đây là dịp để mang lại nhiều cơ hội hơn để người khuyết tật hòa nhập vào xã hội. Tất cả những người từng làm việc với chúng tôi giờ đã tiếp xúc nhiều hơn với những người ngồi xe lăn hay khiếm thị. Tôi thì tôi không hề cho rằng làm việc này vì quyền của người khuyết tật mà là để giúp họ hòa nhập với xã hội nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ ở phương diện này thì điều đó vô cùng lớn lao.”
Công viên Olympic ở Đông London giờ đã được chuyển đổi chức năng để phục vụ cho Paralympic.
Biểu tượng 5 vòng tròn của Olympic đã được thay thế bằng biểu tượng "Agitos" của Paralympic. Biểu tượng “agitos” là ba đường cong biểu trưng cho sự vận động và tiến bộ.
Làng vận động viên sẽ là nơi sinh hoạt của 1.800 người ngồi xe lăn, hàng chục những chú chó hỗ trợ và một xưởng sửa chữa tay chân giả được trang bị công nghệ cao.
Các quan chức hứa hẹn tổ chức một kỳ Paralympic tốt nhất từ trước đến nay, nhưng điều chắc chắn là Paralympic năm nay sẽ là kỳ Thế vận hội đặc biệt lớn nhất, tham dự đông đảo nhất và được trình chiếu ở nhiều nước nhất.
Hôm thứ Ba, ngọn lửa Paralympic được thắp sáng trong không khí tưng bừng náo nhiệt tại thành phố Stoke-Mandeville.
Cách Công viên Olympic năm nay chừng 75 km, thành phố này chính là nơi khởi nguồn của ý tưởng lập ra một cuộc thi đấu thể theo dành cho người khuyết tật. Vào buổi đầu sơ khai trong những năm 1940, Paralympics diễn ra khiêm tốn trên sân trong khuôn viên một bệnh viện; giờ đây nó trở thành cuộc tranh tài thu hút gần 4.300 vận động viên đến từ 166 quốc gia.
Ở một số môn thi đấu, vận động viên Paralympic sẽ tranh tài giống như những vận động viên Olympic, bao gồm chạy, bơi lội và đua xe đạp.
Cũng có một số môn dành cho riêng vận động viên Paralympic như bóng rổ trên xe lăn và bóng đá cho người khiếm thị. Ở môn bóng đá khiếm thị, các cầu thủ thi đấu với một quả bóng có gắn chuông và phải đeo khăn bịt mắt để đảm bảo không ai thấy gì trong khi thi đấu.
Anh Martin Sinclair là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá Paralympic của Anh. Điều thú vị là em trai của Martin cũng là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá Olympic. Anh nói:
“Đó là giấc mơ thành hiện thực. Thú thật tôi không nghĩ rằng tôi sẽ có mặt ở đây. Anh nhìn qua kia mà xem, mấy anh bạn đó rất tài năng, được thi đấu cùng họ là một đặc ân cho tôi rồi. Ai mà ngờ là hai anh em đều được tham dự Olympic và Paralympic chứ. Điều này thật lớn lao!”
Trong số những người không nghĩ rằng mình sẽ được tham dự có cung thủ 64 tuổi, bà Kate Murray. Bà là tuyển thủ lớn tuổi nhất của đội Anh. Bà bị liệt vì một chứng bệnh cột sống cách đây 13 năm. Bà nói:
“Được tham dự có ý nghĩa lớn với tôi lắm. Giờ đây bắn cung là tất cả đối với tôi, giúp tôi tiếp tục phấn đấu, giúp tôi trẻ hơn cái tuổi 64 của mình.”
Bà Penny Briscoe, một quan chức đội tuyển Paralympic của Anh, chịu trách nhiệm đảm bảo cho các vận động viên thi đấu với phong độ tốt nhất. Nhưng bà nói rằng họ sẽ đạt được nhiều thứ hơn là những tấm huy chương. Bà nói:
“Họ thi đấu ngang tầm với những vận động viên Olympic. Và tôi nghĩ rằng chúng ta phổ biến càng nhiều những hình ảnh như vậy ra với thế giới thì chúng ta sẽ có càng nhiều cơ hội thay đổi nhận thức của mọi người. Và qua những thay đổi trong nhận thức của mọi người, tôi nghĩ rằng chúng ta tạo thêm nhiều cơ hội cho người khuyết tật, dù đó là trong lĩnh vực thể thao, kinh doanh, cũng như trong cuộc sống nói chung.”
Đài truyền hình ở nhiều nước đã lên lịch phát sóng và nhiều người sẽ theo dõi những cuộc tranh tài tại Paralympic. Gần như toàn bộ 2,5 triệu vé cho 11 ngày thi đấu đã được chào bán. Giới chức nói rằng một nửa triệu người nước ngoài sẽ đến Anh chỉ để xem Paralympic.
Thế vận hội Paralympic đã khiến nhiều phương tiện và dịch vụ ở London mở rộng phục vụ đến người khuyết tật, đặc biệt là mạng lưới giao thông. Tuy nhiên, ông Paul Deighton thuộc ban tổ chức Paralympic London 2012 nói rằng Paralympic là dịp để nâng cao nhận thức hơn là dịp để làm đường dốc và thang máy cho người khuyết tật.
“Đối với tôi, đây là dịp để mang lại nhiều cơ hội hơn để người khuyết tật hòa nhập vào xã hội. Tất cả những người từng làm việc với chúng tôi giờ đã tiếp xúc nhiều hơn với những người ngồi xe lăn hay khiếm thị. Tôi thì tôi không hề cho rằng làm việc này vì quyền của người khuyết tật mà là để giúp họ hòa nhập với xã hội nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ ở phương diện này thì điều đó vô cùng lớn lao.”
Công viên Olympic ở Đông London giờ đã được chuyển đổi chức năng để phục vụ cho Paralympic.
Biểu tượng 5 vòng tròn của Olympic đã được thay thế bằng biểu tượng "Agitos" của Paralympic. Biểu tượng “agitos” là ba đường cong biểu trưng cho sự vận động và tiến bộ.
Làng vận động viên sẽ là nơi sinh hoạt của 1.800 người ngồi xe lăn, hàng chục những chú chó hỗ trợ và một xưởng sửa chữa tay chân giả được trang bị công nghệ cao.
Các quan chức hứa hẹn tổ chức một kỳ Paralympic tốt nhất từ trước đến nay, nhưng điều chắc chắn là Paralympic năm nay sẽ là kỳ Thế vận hội đặc biệt lớn nhất, tham dự đông đảo nhất và được trình chiếu ở nhiều nước nhất.