Tập đoàn Eni SpA của Ý vừa gia nhập những công ty năng lượng tham gia tìm kiếm dầu khí ở Việt Nam bằng việc mua 50% cổ phần trong 2 lô thăm dò dầu khí ngoài khơi Việt Nam.
Việt Nam đã trở thành điểm nóng về thăm dò dầu khí ở châu Á khi chính phủ tạo điều kiện đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng khoan dầu ngoài khơi, cũng như sẵn sàng chia sẻ công nghệ mà tập đoàn nhà nước PetroVietnam không có.
Việc tìm kiếm nguồn dầu khí phục vụ mục đích thương mại sẽ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng của tương lai.
Công ty Neo Energy Ltd. của Úc, đối tác của Eni, hôm thứ Hai cho hay Eni đồng ý thực hiện công việc mang tính kỹ thuật trước và chịu toàn bộ chi phí khoan giếng thăm dò đầu tiên cho 2 lô.
Công ty Neon và công ty KrisEnergy Ltd. của Singapore đã bán đi 25% cổ phần ở lô 105 và 120 cho Eni, nhượng cho Eni 50% cổ phần và giữ lại 25% mỗi lô cho mình.
Neon không đưa ra dự tính khi nào bắt đầu tiến hành khoan giếng, nhưng nói rằng việc đó sẽ được thực hiện sau khi đã thăm dò địa chấn và còn phụ thuộc vào việc có giàn khoan dầu hay không.
Ken Charsinsky, giám đốc điều hành của Neon, phát biểu trong một thông cáo: “Việt Nam đang thu hút quan tâm rất lớn của các công ty hoạt động trong ngành, và lợi thế bước đầu của Neon trong việc đạt được 2 lô thăm dò có chất lượng tốt và tiềm năng lớn đã dẫn đến thỏa thuận hợp tác với Eni.”
Tập đoàn ExxonMobil Corp. vừa mua được lô 117, 118 và 119 ở biển Đông, gần với lô 120 của Eni, Neon và KrisEnergy. Tháng 10 rồi, ExxonMobil nói đã phát hiện được dầu khí ở lô 119 từ giếng thăm dò thứ hai, sau khi giếng đầu không tìm thấy gì.
Nhiều công ty khác gần đây cũng đã phát hiện dầu hỏa trong vùng biền này, bao gồm Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier Oil PLC của Anh, Gazprom của Nga và Total của Pháp.
Nhưng việc khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua giữa lúc có những tuyên bố tranh giành chủ quyền lãnh hải.
Hồi tháng 9, ông Charinsky nói tài sản của Neon, lô 105, nằm ở tận phía nam và không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp biên giới. Và dù một phần lô 120 nằm trong khu vực tranh chấp, việc thăm dò của Neon vẫn cách xa khu vực này.
Nguồn: WSJ, The Australian, Fox Business
Việt Nam đã trở thành điểm nóng về thăm dò dầu khí ở châu Á khi chính phủ tạo điều kiện đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng khoan dầu ngoài khơi, cũng như sẵn sàng chia sẻ công nghệ mà tập đoàn nhà nước PetroVietnam không có.
Việc tìm kiếm nguồn dầu khí phục vụ mục đích thương mại sẽ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng của tương lai.
Công ty Neo Energy Ltd. của Úc, đối tác của Eni, hôm thứ Hai cho hay Eni đồng ý thực hiện công việc mang tính kỹ thuật trước và chịu toàn bộ chi phí khoan giếng thăm dò đầu tiên cho 2 lô.
Công ty Neon và công ty KrisEnergy Ltd. của Singapore đã bán đi 25% cổ phần ở lô 105 và 120 cho Eni, nhượng cho Eni 50% cổ phần và giữ lại 25% mỗi lô cho mình.
Neon không đưa ra dự tính khi nào bắt đầu tiến hành khoan giếng, nhưng nói rằng việc đó sẽ được thực hiện sau khi đã thăm dò địa chấn và còn phụ thuộc vào việc có giàn khoan dầu hay không.
Ken Charsinsky, giám đốc điều hành của Neon, phát biểu trong một thông cáo: “Việt Nam đang thu hút quan tâm rất lớn của các công ty hoạt động trong ngành, và lợi thế bước đầu của Neon trong việc đạt được 2 lô thăm dò có chất lượng tốt và tiềm năng lớn đã dẫn đến thỏa thuận hợp tác với Eni.”
Tập đoàn ExxonMobil Corp. vừa mua được lô 117, 118 và 119 ở biển Đông, gần với lô 120 của Eni, Neon và KrisEnergy. Tháng 10 rồi, ExxonMobil nói đã phát hiện được dầu khí ở lô 119 từ giếng thăm dò thứ hai, sau khi giếng đầu không tìm thấy gì.
Nhiều công ty khác gần đây cũng đã phát hiện dầu hỏa trong vùng biền này, bao gồm Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier Oil PLC của Anh, Gazprom của Nga và Total của Pháp.
Nhưng việc khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua giữa lúc có những tuyên bố tranh giành chủ quyền lãnh hải.
Hồi tháng 9, ông Charinsky nói tài sản của Neon, lô 105, nằm ở tận phía nam và không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp biên giới. Và dù một phần lô 120 nằm trong khu vực tranh chấp, việc thăm dò của Neon vẫn cách xa khu vực này.
Nguồn: WSJ, The Australian, Fox Business