Thứ 5 vừa qua, ông Tập Cận Bình chính thức nắm giữ vai trò lãnh đạo đảng Cộng sản đương quyền ở Trung Quốc giữa lúc quốc gia đông dân nhất thế giới này đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải phải mạnh tay cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế chính trị. Trong lúc một số nhà quan sát tỏ ý lạc quan về triển vọng cải cách, nhiều nhà phân tích tình hình Trung Quốc cho rằng cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc đối mặt với những chướng ngại rất lớn và nếu được tiến hành thì cũng phải mất ít nhất vài năm nữa mới có thể bắt đầu.
Ông Tập Cận Bình đã chính thức nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hôm thứ 5 (15 tháng 11, 2012) sau khi được chọn làm Tổng bí thư và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Theo lịch trình, ông cũng sẽ lên thay cho ông Hồ Cẩm Đào để giữ chức Chủ tịch nước vào tháng 3 sang năm.
Chính khách 59 tuổi thuộc phe “Thái tử đảng” lên nắm quyền giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức to lớn, trong đó có vấn đề kinh tế phát triển chậm lại trong khi tỉ lệ người già mỗi lúc một tăng, hố chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, môi trường thiên nhiên và đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, và dân chúng ngày càng bất mãn hơn đối với nạn tham nhũng tràn lan.
Về vấn đề tham nhũng, cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã phát biểu như sau trong bài diễn văn tại Đại hội 18 khai mạc hồi tuần trước:
“Chống tham nhũng và xây dựng một nền chính trị liêm khiết là lập trường rõ rệt và trước sau như một của đảng ta. Đây cũng là một vấn đề chính trị trọng đại mà người dân rất mực quan tâm. Vấn đề này không được giải quyết một cách tốt đẹp sẽ mang lại cho đảng những tổn thương chí mạng, thậm chí còn đưa tới chỗ mất đảng mất nước.”
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng thừa nhận rằng tham nhũng, tình trạng xa rời quần chúng và thói quan liêu của quan chức đảng viên là những thách thức lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải ra sức giải quyết. Ông nói tiếp như sau trong bài phát biểu hôm thứ 5, khi tân Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ra mắt công chúng:
“Trách nhiệm của chúng tôi là đoàn kết để dẫn dắt toàn đảng và mọi người thuộc mọi dân tộc trên cả nước tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì đường hướng cải cách khai phóng, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất của xã hội, cố gắng giải quyết những khó khăn của quần chúng trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, giữ vững quyết tâm đi theo con đường dẫn tới chỗ mọi người ai nấy đều dư dả, giàu có.”
Một số người cho rằng nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuy thuộc phe “Thái tử đảng” nhưng là người có xu hướng cải cách vì ảnh hưởng của thân phụ ông là cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, một chính khách nổi tiếng chánh trực và từng bị trù dập, chèn ép dưới thời Mao Trạch Đông và thời Đặng Tiểu Bình. Ông Tập Cận Bình cũng được cho là người thấu hiểu nỗi khổ của dân nghèo vì trong thời niên thiếu ông từng bị đưa về nông thôn sinh sống và làm việc với nông dân.
Ông Bào Đồng, thư ký của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương có chủ trương cải cách, là một trong những người đặt nhiều hy vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình. Ông Bào nói rằng các nhà lãnh đạo mới phải nhanh chóng thực hiện cải cách chính trị:
“Nếu không cải cách chế độ hiện nay, mâu thuẫn xã hội của Trung Quốc không thể nào giải quyết được. Có một vấn đề thực tế đang ở trước mắt là những mâu thuẫn xã hội hiện nay đã tăng cao tới độ rất đỗi bén nhọn, kịch liệt và nguy hiểm.”
Giáo sư Scott Kennedy, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Kinh doanh Trung Quốc của Đại học Indiana, cũng bày tỏ sự lạc quan dè dặt đối với triển vọng cải cách chính trị ở Trung Quốc. Ông nhận xét như sau về 7 nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị:
“Trong số họ không ai xuất hiện như một người cực bảo thủ về mặt chính sách, nhưng cũng không có ai nổi bật như một người cải cách cấp tiến. Tôi nghĩ rằng ông Lý Khắc Cường trong vài năm qua đã chứng tỏ là một người tương đối tiến bộ. Ông Vương Kỳ Sơn cũng vậy. Ông này là người vừa được giao nhiệm vụ cầm đầu công tác kiểm tra kỷ luật, và được xem là một nhân vật cải cách.”
Trong khi đó, một số nhà quan sát tình hình Trung Quốc không mấy lạc quan về triển vọng cải cách chính trị ở quốc gia mà nạn chà đạp nhân quyền đã gia tăng trong vài năm gần đây. Ông Dương Kế Thằng, một nhà báo lão thành ở Trung Quốc và là tác giả cuốn “Bia Mộ” nổi tiếng về nạn đói kinh hoàng dưới thời Mao Trạch Đông, cho biết ông Tập Cận Bình và phần lớn các nhà lãnh đạo khác thuộc thế hệ thứ 5 là những người từng trải qua thời kỳ khổ cực ở thôn quê, hiểu rõ tình hình ở cơ sở và biết thương dân nghèo. Họ cũng được học hành tử tế và hiểu biết về thế giới bên ngoài nhiều hơn so với những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ông Dương không nghĩ rằng tập đoàn lãnh đạo của ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường sẽ có thể phát động phong trào cải cách chính trị trong vài năm tới đây. Ông Dương nói thêm như sau:
“Khi nhìn vào bản báo cáo chính trị chúng tôi nhận thấy triển vọng cải cách chính trị không mấy lạc quan. Phát biểu của ông Tập Cận Bình tuy có tính chất thẳng thắn, nhưng lại không đề cập gì tới vấn đề cải cách chính trị. Chúng ta vẫn phải chờ xem tình thế trong tương lai như thế nào, xem tình hình xã hội Trung Quốc có những biến hóa như thế nào.”
Ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Chính sách Trung Quốc ở Bắc Kinh, tán đồng ý kiến chờ xem của ông Dương Kế Thằng. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng phải mất một hoặc hai năm, và có lẽ còn trễ hơn nữa, chúng ta mới có thể thấy được những thay đổi quan trọng về chính sách. Bởi vì đây là nhịp điệu đã bén rễ trong hệ thống chính trị Trung Quốc. Sự chuyển giao quyền lãnh đạo diễn ra khá sôi nổi vì có nhiều đồn đãi, suy đoán; nhưng điều này không có nghĩa là những quyết định khó khăn sẽ được thực hiện ngay. Họ còn phải chờ đợi cho những người mới củng cố vị thế, học hỏi công việc và duy trì tính chất liên tục.”
Trong khi đó, ông Hồ Tần, một chuyên gia chính trị Trung Quốc từng tiên đoán đúng danh sách những người được chọn vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trong 3 kỳ đại hội liên tiếp, không đặt bất kỳ hy vọng nào vào triển vọng cải cách chính trị dưới đội ngũ lãnh đạo hiện nay. Ông nói:
“Không thể dùng những lời lẽ ngon ngọt để tiến hành những sự thay đổi lớn trong xã hội Trung Quốc. Ông ấy đã tỏ thái độ thân thiện, gần gũi với dân chúng, tỏ ra có tác phong bình dân để hấp dẫn mọi người. Nhưng đó là điều không khó. Điều khó là ông ấy có thật sự muốn cải cách hay không, có muốn điều chỉnh quyền lợi của mình hay không. Điều khó là ông ấy có muốn điều chỉnh lợi ích của gia tộc của mình, lợi ích của phe nhóm của mình, lợi ích của đảng của mình hay không.”
Một nhà bình luận ở Hồng Kông, ông Lý Bình, cho biết ông không đặt nhiều hy vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nhưng đồng thời, ông lại không thể không trông mong là những người này góp phần tạo dựng một nền chính trị sáng suốt và trong sạch hơn. Ông Hồ Tần cho đài VOA biết rằng người dân Trung Quốc không thể đặt hy vọng vào ông Tập Cận Bình mà cũng chẳng tìm ra người nào để gởi gắm hy vọng và đó chính là sự bi ai của Trung Quốc hiện nay.
Ông Tập Cận Bình đã chính thức nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hôm thứ 5 (15 tháng 11, 2012) sau khi được chọn làm Tổng bí thư và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Theo lịch trình, ông cũng sẽ lên thay cho ông Hồ Cẩm Đào để giữ chức Chủ tịch nước vào tháng 3 sang năm.
Chính khách 59 tuổi thuộc phe “Thái tử đảng” lên nắm quyền giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức to lớn, trong đó có vấn đề kinh tế phát triển chậm lại trong khi tỉ lệ người già mỗi lúc một tăng, hố chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, môi trường thiên nhiên và đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, và dân chúng ngày càng bất mãn hơn đối với nạn tham nhũng tràn lan.
Về vấn đề tham nhũng, cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã phát biểu như sau trong bài diễn văn tại Đại hội 18 khai mạc hồi tuần trước:
“Chống tham nhũng và xây dựng một nền chính trị liêm khiết là lập trường rõ rệt và trước sau như một của đảng ta. Đây cũng là một vấn đề chính trị trọng đại mà người dân rất mực quan tâm. Vấn đề này không được giải quyết một cách tốt đẹp sẽ mang lại cho đảng những tổn thương chí mạng, thậm chí còn đưa tới chỗ mất đảng mất nước.”
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng thừa nhận rằng tham nhũng, tình trạng xa rời quần chúng và thói quan liêu của quan chức đảng viên là những thách thức lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải ra sức giải quyết. Ông nói tiếp như sau trong bài phát biểu hôm thứ 5, khi tân Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ra mắt công chúng:
“Trách nhiệm của chúng tôi là đoàn kết để dẫn dắt toàn đảng và mọi người thuộc mọi dân tộc trên cả nước tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì đường hướng cải cách khai phóng, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất của xã hội, cố gắng giải quyết những khó khăn của quần chúng trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, giữ vững quyết tâm đi theo con đường dẫn tới chỗ mọi người ai nấy đều dư dả, giàu có.”
Một số người cho rằng nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuy thuộc phe “Thái tử đảng” nhưng là người có xu hướng cải cách vì ảnh hưởng của thân phụ ông là cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, một chính khách nổi tiếng chánh trực và từng bị trù dập, chèn ép dưới thời Mao Trạch Đông và thời Đặng Tiểu Bình. Ông Tập Cận Bình cũng được cho là người thấu hiểu nỗi khổ của dân nghèo vì trong thời niên thiếu ông từng bị đưa về nông thôn sinh sống và làm việc với nông dân.
Ông Bào Đồng, thư ký của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương có chủ trương cải cách, là một trong những người đặt nhiều hy vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình. Ông Bào nói rằng các nhà lãnh đạo mới phải nhanh chóng thực hiện cải cách chính trị:
“Nếu không cải cách chế độ hiện nay, mâu thuẫn xã hội của Trung Quốc không thể nào giải quyết được. Có một vấn đề thực tế đang ở trước mắt là những mâu thuẫn xã hội hiện nay đã tăng cao tới độ rất đỗi bén nhọn, kịch liệt và nguy hiểm.”
Giáo sư Scott Kennedy, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Kinh doanh Trung Quốc của Đại học Indiana, cũng bày tỏ sự lạc quan dè dặt đối với triển vọng cải cách chính trị ở Trung Quốc. Ông nhận xét như sau về 7 nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị:
“Trong số họ không ai xuất hiện như một người cực bảo thủ về mặt chính sách, nhưng cũng không có ai nổi bật như một người cải cách cấp tiến. Tôi nghĩ rằng ông Lý Khắc Cường trong vài năm qua đã chứng tỏ là một người tương đối tiến bộ. Ông Vương Kỳ Sơn cũng vậy. Ông này là người vừa được giao nhiệm vụ cầm đầu công tác kiểm tra kỷ luật, và được xem là một nhân vật cải cách.”
Trong khi đó, một số nhà quan sát tình hình Trung Quốc không mấy lạc quan về triển vọng cải cách chính trị ở quốc gia mà nạn chà đạp nhân quyền đã gia tăng trong vài năm gần đây. Ông Dương Kế Thằng, một nhà báo lão thành ở Trung Quốc và là tác giả cuốn “Bia Mộ” nổi tiếng về nạn đói kinh hoàng dưới thời Mao Trạch Đông, cho biết ông Tập Cận Bình và phần lớn các nhà lãnh đạo khác thuộc thế hệ thứ 5 là những người từng trải qua thời kỳ khổ cực ở thôn quê, hiểu rõ tình hình ở cơ sở và biết thương dân nghèo. Họ cũng được học hành tử tế và hiểu biết về thế giới bên ngoài nhiều hơn so với những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ông Dương không nghĩ rằng tập đoàn lãnh đạo của ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường sẽ có thể phát động phong trào cải cách chính trị trong vài năm tới đây. Ông Dương nói thêm như sau:
“Khi nhìn vào bản báo cáo chính trị chúng tôi nhận thấy triển vọng cải cách chính trị không mấy lạc quan. Phát biểu của ông Tập Cận Bình tuy có tính chất thẳng thắn, nhưng lại không đề cập gì tới vấn đề cải cách chính trị. Chúng ta vẫn phải chờ xem tình thế trong tương lai như thế nào, xem tình hình xã hội Trung Quốc có những biến hóa như thế nào.”
Ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Chính sách Trung Quốc ở Bắc Kinh, tán đồng ý kiến chờ xem của ông Dương Kế Thằng. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng phải mất một hoặc hai năm, và có lẽ còn trễ hơn nữa, chúng ta mới có thể thấy được những thay đổi quan trọng về chính sách. Bởi vì đây là nhịp điệu đã bén rễ trong hệ thống chính trị Trung Quốc. Sự chuyển giao quyền lãnh đạo diễn ra khá sôi nổi vì có nhiều đồn đãi, suy đoán; nhưng điều này không có nghĩa là những quyết định khó khăn sẽ được thực hiện ngay. Họ còn phải chờ đợi cho những người mới củng cố vị thế, học hỏi công việc và duy trì tính chất liên tục.”
Trong khi đó, ông Hồ Tần, một chuyên gia chính trị Trung Quốc từng tiên đoán đúng danh sách những người được chọn vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trong 3 kỳ đại hội liên tiếp, không đặt bất kỳ hy vọng nào vào triển vọng cải cách chính trị dưới đội ngũ lãnh đạo hiện nay. Ông nói:
“Không thể dùng những lời lẽ ngon ngọt để tiến hành những sự thay đổi lớn trong xã hội Trung Quốc. Ông ấy đã tỏ thái độ thân thiện, gần gũi với dân chúng, tỏ ra có tác phong bình dân để hấp dẫn mọi người. Nhưng đó là điều không khó. Điều khó là ông ấy có thật sự muốn cải cách hay không, có muốn điều chỉnh quyền lợi của mình hay không. Điều khó là ông ấy có muốn điều chỉnh lợi ích của gia tộc của mình, lợi ích của phe nhóm của mình, lợi ích của đảng của mình hay không.”
Một nhà bình luận ở Hồng Kông, ông Lý Bình, cho biết ông không đặt nhiều hy vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nhưng đồng thời, ông lại không thể không trông mong là những người này góp phần tạo dựng một nền chính trị sáng suốt và trong sạch hơn. Ông Hồ Tần cho đài VOA biết rằng người dân Trung Quốc không thể đặt hy vọng vào ông Tập Cận Bình mà cũng chẳng tìm ra người nào để gởi gắm hy vọng và đó chính là sự bi ai của Trung Quốc hiện nay.