Mỹ có đội tuyển bóng đá nữ có lẽ là xuất sắc nhất thế giới, nhưng quan hệ của đội nữ này với Liên đoàn Bóng đá Mỹ thì rất tồi tệ.
“Chúng tôi, các cầu thủ, sát cánh bên nhau, đoàn kết với nhau tranh đấu cho công bằng và lẽ phải,” thủ môn đội tuyển Mỹ Hope Solo viết tên Twitter hôm 3 tháng 2, ngày mà cuộc họp giữa các nữ cầu thủ Mỹ với lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá Mỹ và đại diện pháp lý của hai bên đã kết thúc xấu. Liên đoàn Bóng đá Mỹ tuyên bố sẽ nộp đơn kiện các cầu thủ.
Hai bên đã ngồi lại với nhau hôm thứ Tư để đàm phán về các điều kiện của hợp đồng lao động. Liên đoàn Bóng đá Mỹ là tổ chức phi lợi nhuận, quản lý bóng đá của nước này từ việc đặt ra luơng thuởng đến việc thuê sân bãi cho các trận đấu của đội tuyển nữ. Đội tuyển quốc gia nữ của Mỹ là đội đã đoạt World Cup 2015, và đang chuẩn bị đi Rio để bảo vệ huy chương vàng vô địch bóng đá Olympic mà họ đã đoạt được từ Olympic London năm 2012.
Căng thẳng tang cao, không chỉ vấn đề khác biệt quá lớn trong mức luơng giữ đội tuyển bóng đá nam với đội tuyển bóng đá nữ, mà còn về việc liệu Liên đoàn Bóng đá đã nỗ lực đủ để bảo vệ sức khỏe cho các cầu thủ nữ hay chưa. Mặt sân cỏ giả cũng là một chuyện gây tranh cãi. Các cầu thủ nữ bị yêu cầu thi đấu trên mặt sân cỏ nhân tạo, mà các chuyên gia nói là dễ gây ra chấn thương hơn. Trong khi các cầu thủ nam không thi đấu trên mặt sân cỏ giả đó ở World Cup năm 2014.
Trước World Cup 2015, một nhóm các vận động viên quốc tế, trong đó có các nữ cầu thủ Mỹ trong đội tuyển quốc gia đoạt World Cup 2015, đã đệ đơn kiện FIFA phân biệt đối xử qua việc để World Cup bóng đá nữ thi đấu trên sân mặt cỏ giả, trong khi bóng đá nam thi đấu trên sân cỏ thật. Liên đoàn Bóng đá Mỹ đã đứng về phía FIFA trong vụ kiện đó. Tháng 12 năm 2015, khi Liên đoàn Bóng đá Mỹ đưa đội tuyển nữ ra thi đấu trên mặt sân cỏ giả mà các nữ tuyển thủ Mỹ cho là nguy hiểm ở Hawaii trong khuôn khổ của loạt trận đấu biểu diễn mừng thắng lợi World Cup, các nữ cầu thủ Mỹ đã tẩy chay trận đấu. Liên đoàn Bóng đá Mỹ sau đó đã phải đứng ra xin lỗi về điều kiện sân bãi. Nhưng quan hệ giữa hai bên từ đó đã không được cải thiện.
Hôm 3 tháng 2, ngay sau khi ông Richard Nichols, giám đốc công đoàn, mô tả cụôc họp là “hữu ích,” Liên đoàn Bóng đá Mỹ lại chấm dứt thuơng thảo và loan báo sẽ kiện các cầu thủ.
Dư luận nói rằng chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Mỹ muốn mở ra một con đuờng mới cho bóng đá.
Vấn đề đang tranh cãi là hợp đồng lao động tập thể ký năm 2013. Liên đoàn Bóng đá nói hợp đồng vẫn còn hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Các cầu thủ nói rằng hợp đồng đã hết hạn năm 2012, và họ tiếp tục làm việc theo một biên bản ghi nhớ kể từ đó.
Phía Liên đoàn Bóng đá nói rằng họ phải nộp đơn kiện khi ông Nicols nói với họ rằng ông không tin là có một hợp đồng lao động có hiệu lực giữa hai bên, một tình huống mà các cầu thủ có thể kiện sau ngày 24 tháng 2. Ngày đó sau ngày diễn ra các trận đấu vòng loại tranh vé dự Olympic, nhưng trước ngày sẽ diễn ra một loạt các trận đấu giao hữu quốc tế do Liên đoàn Bóng đá Mỹ tổ chức, có tên gọi là SheBelieves Cup. Các đội tuyển Pháp, Đức, và Anh sẽ tham dự loạt trận đấu đó.
Nguồn: New York Daily News, Sports Illustrated