Đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đang có các hoạt động sôi nổi tại Geneve (Thụy Sĩ) đưa những hình ảnh xác thực từ trong nước ra quốc tế để vận động áp lực Việt Nam cải thiện quyền con người nhân cuộc kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR của Hà Nội trước Liên hiệp quốc vào ngày 5 tháng này.
Phái đoàn các bạn trẻ từ trong nước gồm đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và tổ chức thiện nguyện quốc tế VOICE của người Việt hải ngoại đón chào Tết Giáp Ngọ bằng hàng loạt các buổi hội họp với quốc tế trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cao điểm là sự kiện mang tên ‘Ngày Việt Nam’ bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc. Buổi hội thảo đã quy tụ sự tham dự của phái đoàn các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.
Blogger Trịnh Hữu Long, một thành viên trong phái đoàn vận động đến từ Việt Nam, cho biết:
“Các khách mời đã tham gia rất nhiệt tình. Về các phái đoàn ngoại giao có phái đoàn của Mỹ, Nauy, Canada, Thụy Sĩ, những nước có quan tâm đặc biệt về nhân quyền Việt Nam và đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thúc đẩy Việt Nam bảo vệ nhân quyền. Họ không những giúp về phía chính phủ mà còn giúp các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trong lần UPR trước, các phái đoàn này đã đưa ra các đánh giá và khuyến nghị rất cụ thể và thực tế cho tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn họ giúp đưa tiếng nói của chúng tôi lên diễn đàn UPR vào ngày 5/2 tới.
Về các tổ chức quốc tế có Cao Ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Ân xá Quốc tế, Human Rights Watch, Văn bút Quốc tế, Phóng viên không biên giới. Ngoài ra còn có các Việt kiều cùng đến tham dự, đưa ra rất nhiều câu hỏi và trăn trở.
Ngay sau Ngày Việt Nam, chúng tôi gặp đại diện phái đoàn của Costa Rica, quốc gia trong nhóm Troika của Việt Nam lần này. Ông trưởng phái đoàn đã tiếp nhận các hồ sơ của chúng tôi, cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.”
Các cử tọa quốc tế trong buổi hội thảo quan tâm nhất những điểm gì về tình hình nhân quyền Việt Nam? Một trong những diễn giả trẻ tên Trương Ngân, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo, chia sẻ:
“Họ quan tâm đến tình trạng những nhà đấu tranh trong nước bị bắt bớ và tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Họ cũng lo lắng cho các bạn trẻ từ buổi hội thảo này trở về Việt Nam sẽ gặp khó khăn với chính quyền.”
Blogger Peter Lâm Bùi, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam tham gia trình bày trong buổi hội thảo “Ngày Việt Nam”, nói anh vui mừng có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn bè quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước. Tuy nhiên, anh tiếc rằng không có sự tham dự của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi họp để cùng thảo luận và chất vấn thẳng thắn giữa các bên liên quan.
Về lịch trình vận động kế tiếp của phái đoàn đại diện xã hội dân sự từ Việt Nam, blogger Nguyễn An Tuấn, cho biết thêm:
“Ngày mai tụi em gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo, người theo dự kiến vào tháng 7 sẽ có chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử tới Việt Nam để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tụi em đang cố gắng sắp xếp thêm các cuộc gặp với phái đoàn các nước trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Ngoài ra tiếp tục có thêm các cuộc gặp với đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế. Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đang dự kiến tổ chức buổi làm việc với phái đoàn chính phủ Việt Nam liên quan đến tình trạng các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh, bị tước quyền tự do đi lại. Tụi em đề nghị được tham gia chung buổi gặp đó. Đây giống như một kiểu đối chất, mình chuẩn bị sẵn các bằng chứng chứng tỏ nhiều công dân Việt Nam bị vi phạm các quyền này. Sau buổi UPR của Việt Nam, tụi em chấm dứt các cuộc gặp chính thức, nhưng sẽ tiếp tục có các buổi làm việc phi chính thức với những tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva này.”
Đây là lần đầu tiên các nhà hoạt động xã hội trong nước thực hiện chuyến đi vận động sang tận trụ sở chính của Liên hiệp quốc, kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của quốc tế giúp thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.
Phái đoàn các bạn trẻ từ trong nước gồm đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và tổ chức thiện nguyện quốc tế VOICE của người Việt hải ngoại đón chào Tết Giáp Ngọ bằng hàng loạt các buổi hội họp với quốc tế trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cao điểm là sự kiện mang tên ‘Ngày Việt Nam’ bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc. Buổi hội thảo đã quy tụ sự tham dự của phái đoàn các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.
Blogger Trịnh Hữu Long, một thành viên trong phái đoàn vận động đến từ Việt Nam, cho biết:
“Các khách mời đã tham gia rất nhiệt tình. Về các phái đoàn ngoại giao có phái đoàn của Mỹ, Nauy, Canada, Thụy Sĩ, những nước có quan tâm đặc biệt về nhân quyền Việt Nam và đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thúc đẩy Việt Nam bảo vệ nhân quyền. Họ không những giúp về phía chính phủ mà còn giúp các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trong lần UPR trước, các phái đoàn này đã đưa ra các đánh giá và khuyến nghị rất cụ thể và thực tế cho tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn họ giúp đưa tiếng nói của chúng tôi lên diễn đàn UPR vào ngày 5/2 tới.
Về các tổ chức quốc tế có Cao Ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Ân xá Quốc tế, Human Rights Watch, Văn bút Quốc tế, Phóng viên không biên giới. Ngoài ra còn có các Việt kiều cùng đến tham dự, đưa ra rất nhiều câu hỏi và trăn trở.
Ngay sau Ngày Việt Nam, chúng tôi gặp đại diện phái đoàn của Costa Rica, quốc gia trong nhóm Troika của Việt Nam lần này. Ông trưởng phái đoàn đã tiếp nhận các hồ sơ của chúng tôi, cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.”
Các cử tọa quốc tế trong buổi hội thảo quan tâm nhất những điểm gì về tình hình nhân quyền Việt Nam? Một trong những diễn giả trẻ tên Trương Ngân, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo, chia sẻ:
“Họ quan tâm đến tình trạng những nhà đấu tranh trong nước bị bắt bớ và tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Họ cũng lo lắng cho các bạn trẻ từ buổi hội thảo này trở về Việt Nam sẽ gặp khó khăn với chính quyền.”
Blogger Peter Lâm Bùi, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam tham gia trình bày trong buổi hội thảo “Ngày Việt Nam”, nói anh vui mừng có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn bè quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước. Tuy nhiên, anh tiếc rằng không có sự tham dự của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi họp để cùng thảo luận và chất vấn thẳng thắn giữa các bên liên quan.
Về lịch trình vận động kế tiếp của phái đoàn đại diện xã hội dân sự từ Việt Nam, blogger Nguyễn An Tuấn, cho biết thêm:
“Ngày mai tụi em gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo, người theo dự kiến vào tháng 7 sẽ có chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử tới Việt Nam để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tụi em đang cố gắng sắp xếp thêm các cuộc gặp với phái đoàn các nước trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Ngoài ra tiếp tục có thêm các cuộc gặp với đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế. Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đang dự kiến tổ chức buổi làm việc với phái đoàn chính phủ Việt Nam liên quan đến tình trạng các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh, bị tước quyền tự do đi lại. Tụi em đề nghị được tham gia chung buổi gặp đó. Đây giống như một kiểu đối chất, mình chuẩn bị sẵn các bằng chứng chứng tỏ nhiều công dân Việt Nam bị vi phạm các quyền này. Sau buổi UPR của Việt Nam, tụi em chấm dứt các cuộc gặp chính thức, nhưng sẽ tiếp tục có các buổi làm việc phi chính thức với những tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva này.”
Đây là lần đầu tiên các nhà hoạt động xã hội trong nước thực hiện chuyến đi vận động sang tận trụ sở chính của Liên hiệp quốc, kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của quốc tế giúp thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.