BẮC KINH —
Cưỡng chiếm đất ở Trung Quốc đang trở thành nguồn gốc lớn nhất gây bất mãn trong công chúng, châm ngòi cho bất ổn xã hội ở nhiều nơi trong nước, theo nhận xét của tổ chức theo dõi nhân quyền Ân xá Quốc tế. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật cho đài VOA.
Hội Ân xá Quốc tế nói sự tăng tốc rõ ràng trong các vụ cưỡng chiếm đất ở Trung Quốc phần lớn là do áp lực ngày càng tăng đè lên các chính quyền tỉnh và thành phố nhằm kích thích kinh tế. Ông Nicola Duckworth là tác giả bản phúc trình của Hội Ân xá Quốc tế.
Ông Duckworth nói: “Cưỡng chiếm đất hiện là nguồn gốc lớn nhất gây bất mãn trong công chúng ở Trung Quốc.”
Bản phúc trình nói các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu đã buộc các chính quyền địa phương mượn những khoản tiền lớn của ngân hàng nhà nước để tài trợ cho các dự án kích hoạt kinh tê. Để trả nợ, các chính quyền địa phương ngày càng xoay ra bán đất để lợi dụng tình hình bột phát địa ốc và buộc phân nửa cư dân ở nông thôn phải rời bỏ nhà cửa.
Những thay đổi trong hệ thống thuế khóa Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 cũng đã buộc các chính quyền địa phương phải dành phần lớn thu nhập thuế cho Bắc Kinh và khiến các giới chức địa phương phải đi tìm các nguồn khác để thu tiền. Năm 2009, tổng thu nhập nhờ bán đất là 223 tỷ đôla, tăng 50% so với năm trước đó.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích Hội Ân xá Quốc tế về bản phúc trình.
Ông Hồng Lỗi nói Ân xá Quốc tế luôn có thành kiến chống Trung Quốc và bản phúc trình không đáng tin cậy. Ông Hồng Lỗi cũng nêu ra điểm các luật lệ do Quốc vụ Viện áp dụng vào ngày 19 tháng 1 năm ngoái bảo vệ quyền của chủ đất ở Trung Quốc.
Sau nhiều vụ tự hủy mình để phản đốt chiếm đất, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã cấm sử dụng bạo lực trong những vụ đuổi đất và ban cho dân chúng nhiều biện pháp bảo vệ hơn. Nhưng Hội Aân xá Quốc tế nói các thay đổi về chính sách này chỉ áp dụng cho cư dân ở đô thị, và để mặc cho người dân ở nông thôn, là các nạn nhân chính bị cưỡng chiếm đất, không được bảo vệ.
Luật sư Vương, chuyên bênh vực cho các nạn nhân bị chiếm đất, nói rằng tình trạng thiếu một thẩm quyền tư pháp độc lập cũng khiến cho cư dân với các cơ hội hạn chế không được đền bù.
Ông Vương nói đó là một tình hình đáng sợ đối với nhiều người phản đối những vụ cưỡng chiếm đất bởi vì ngành tư pháp là một bộ phận của nhà nước.
Các vụ thăng chức của các giới chức địa phương trong đảng Cộng sản thường tùy thuộc vào mức độ hữu hiệu của việc thúc đẩy kinh tế địa phương. Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích hoạt trong những tháng tới, và có nhiều khả năng gây trầm trọng thêm cho vấn đề cưỡng chiếm đất ở nông thôn.
Hội Ân xá Quốc tế nói sự tăng tốc rõ ràng trong các vụ cưỡng chiếm đất ở Trung Quốc phần lớn là do áp lực ngày càng tăng đè lên các chính quyền tỉnh và thành phố nhằm kích thích kinh tế. Ông Nicola Duckworth là tác giả bản phúc trình của Hội Ân xá Quốc tế.
Ông Duckworth nói: “Cưỡng chiếm đất hiện là nguồn gốc lớn nhất gây bất mãn trong công chúng ở Trung Quốc.”
Bản phúc trình nói các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu đã buộc các chính quyền địa phương mượn những khoản tiền lớn của ngân hàng nhà nước để tài trợ cho các dự án kích hoạt kinh tê. Để trả nợ, các chính quyền địa phương ngày càng xoay ra bán đất để lợi dụng tình hình bột phát địa ốc và buộc phân nửa cư dân ở nông thôn phải rời bỏ nhà cửa.
Những thay đổi trong hệ thống thuế khóa Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 cũng đã buộc các chính quyền địa phương phải dành phần lớn thu nhập thuế cho Bắc Kinh và khiến các giới chức địa phương phải đi tìm các nguồn khác để thu tiền. Năm 2009, tổng thu nhập nhờ bán đất là 223 tỷ đôla, tăng 50% so với năm trước đó.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích Hội Ân xá Quốc tế về bản phúc trình.
Ông Hồng Lỗi nói Ân xá Quốc tế luôn có thành kiến chống Trung Quốc và bản phúc trình không đáng tin cậy. Ông Hồng Lỗi cũng nêu ra điểm các luật lệ do Quốc vụ Viện áp dụng vào ngày 19 tháng 1 năm ngoái bảo vệ quyền của chủ đất ở Trung Quốc.
Sau nhiều vụ tự hủy mình để phản đốt chiếm đất, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã cấm sử dụng bạo lực trong những vụ đuổi đất và ban cho dân chúng nhiều biện pháp bảo vệ hơn. Nhưng Hội Aân xá Quốc tế nói các thay đổi về chính sách này chỉ áp dụng cho cư dân ở đô thị, và để mặc cho người dân ở nông thôn, là các nạn nhân chính bị cưỡng chiếm đất, không được bảo vệ.
Luật sư Vương, chuyên bênh vực cho các nạn nhân bị chiếm đất, nói rằng tình trạng thiếu một thẩm quyền tư pháp độc lập cũng khiến cho cư dân với các cơ hội hạn chế không được đền bù.
Ông Vương nói đó là một tình hình đáng sợ đối với nhiều người phản đối những vụ cưỡng chiếm đất bởi vì ngành tư pháp là một bộ phận của nhà nước.
Các vụ thăng chức của các giới chức địa phương trong đảng Cộng sản thường tùy thuộc vào mức độ hữu hiệu của việc thúc đẩy kinh tế địa phương. Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích hoạt trong những tháng tới, và có nhiều khả năng gây trầm trọng thêm cho vấn đề cưỡng chiếm đất ở nông thôn.