Đường dẫn truy cập

Phụ nữ nhắc lại cuộc Tuần hành năm 1963 tại Washington


Nhiều người tụ tập tại Quảng trường Quốc gia kỷ niệm 50 năm cuộc Tuần hành tại Washington, 24/8/2013
Nhiều người tụ tập tại Quảng trường Quốc gia kỷ niệm 50 năm cuộc Tuần hành tại Washington, 24/8/2013
Phụ nữ đóng góp nhiều cho phong trào Dân Quyền tại Hoa Kỳ, và giúp tập hợp được nhiều người tham dự cuộc Tuần hành tại Washington cách đây 50 năm. Tuy nhiên nếu nhìn vào các bực thềm tại Đài Kỷ niệm Tổng thống Lincoln vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, thì những diễn giả chính là nam giới.

Vào tháng 8 năm 1963 nhiều người trên khắp nước Mỹ tập họp tại Quảng trường Quốc gia để Tuần hành tại Washington. Những người này kêu gọi bình đẳng chủng tộc.

Số người tham dự đông đảo là nhờ công lao của những nhà tổ chức cộng đồng, như bà Eleanor Holmes Norton. Bà làm việc tại thành phố New York nhưng đáp máy bay đến Washington vào buổi sáng của cuộc Tuần hành:

“Bạn có thể đã nhìn thấy nhiều người tụ tập đông đảo như vậy và đối với tôi rõ ràng không nhầm lẫn là cuộc tuần hành này sẽ thành công.”

Bà Thelma Daley thuộc Hiệp hội Quốc gia vì sự Thăng tiến những người Da màu cũng nằm trong số những người tập họp vào ngày đó. Tại một sinh hoạt mới đây ở Washington, bà nhắc lại những gì xảy ra vào ngày 28 tháng 8 năm 1963:

“Chúng tôi đứng ở đó hết sức kinh ngạc vì chúng tôi đến sớm, và chúng tôi đứng hàng đầu và chúng tôi có thể thấy mọi người ùn ùn đến, chúng tôi nhìn phía sau và một người nào đó nói ‘bạn thực sự là một phần trong cuộc tuần hành này.’”

Bà Daley tham gia cuộc tuần hành với bạn bè sau khi biết được cuộc tuần hành này từ bà Dorothy Height, chủ tịch của Hội đồng Quốc gia Phụ nữ Da đen. Bà cho biết:

“Tất cả chúng tôi đều rất khích động được biết Tiến sĩ Height sẽ có mặt trên khán đài, và điều tuyệt vời là chúng tôi chờ đợi Tiến sĩ Height nói chuyện. Tôi phải nói với bạn điều này. Chúng tôi chờ đợi, nhóm của chúng tôi đến đang chờ đợi. Lúc đó, chúng tôi không biết hoàn toàn câu chuyện này.”

Câu chuyện là bà Height không nằm trong số những diễn giả được chỉ định dù bà nổi tiếng.

Những tiếng nói trên khán đài ngày đó hầu hết là tiếng hát, không đọc diễn văn.

Phụ nữ và các thiếu nữ là những khuôn mặt chính trong phong trào dân quyền.

Giống như bà Ruby Bridges Hall, người đã gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc vào năm 2011, nơi một bức tranh biểu tượng được trưng bày.

Bức tranh này vẽ cảnh bà đến trường, được cảnh sát liên bang bảo vệ. Bà trở thành học sinh da đen đầu tiên theo học một trường học xóa bỏ phân biệt chủng tộc tại New Orleans vào năm 1960. Bà nói:

“Em gái trong bức tranh đó chỉ mới 6 tuổi và hoàn toàn không biết gì cả về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi đến trường ngày đó.”

Một tin tức nóng hổi khác: một nhà thờ bị đánh bom tại Birmingham, Alabama làm 4 em gái da đen thiệt mạng. Vụ giết hại này xảy ra vài tuần sau cuộc Tuần hành tại Washington, làm cho toàn quốc phẫn nộ. Năm nay các em gái này được tặng Huân chương Vàng của Quốc hội.

Và bà Rosa Parks, tên của bà đồng nghĩa với dân quyền. Vào năm 1955 bà từ chối không di chuyển đến băng sau của xe buýt tại miền nam phân biệt chủng tộc và bị bắt. Các cư dân da đen tại Montgomery, Alabama tổ chức một cuộc tẩy chay xe buýt.

Tại một buỗi lễ khánh thành bức tượng để vinh danh bà tại Quốc hội năm nay, Tổng thống Obama phát biểu:

“….trong một lúc đơn giản, bằng những cử chỉ đơn giản nhất, bà đã giúp thay đổi nước Mỹ—và thay đổi thế giới.”

Những thay đổi này một phần là do những phụ nữ đã làm cách đây nhiều thập niên và hiện nay những phụ nữ này được công nhận vì những hành động này.



VOA Express

XS
SM
MD
LG