Thỉnh thoảng tôi mở mạng đọc «Nhân Dân online» để biết thêm chút ít tình hình các mặt trong nước, để so sánh báo lề phải với báo lề trái.
Do đã từng làm việc hàng chục năm ở báo Nhân Dân, tham gia lên lớp đào tạo nhiều khóa nhà báo trẻ, tôi luôn bị dị ứng về văn phong của báo đảng CS, từ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, cho đến Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh của đảng CS Trung Quốc, rồi đến báo Nhân Dân của đảng CS Việt Nam. Báo chí CS đã hô hào tự đổi mới mấy chục năm, nhưng càng đổi mới lại càng…vẫn thế, vẫn là ông Vũ Như Cẫn, lắm tin sáo, tin rỗng, tin không có nội dung. Thật đáng ghê sợ.
Đó là một thứ văn phong theo lối thông báo của văn kiện Nhà nước, tràng giang đại hải, theo lối công thức quan liêu, nội dung thông tin rất nghèo nàn, đọc đoạn trước đã đoán ra đoạn sau, thậm chí có những tin tức rỗng ruột, nghĩa là không có một nội dung nào có giá trị cả.
Vừa qua tôi đọc trên Nhân Dân online ngày 27 tháng 5/2012, bị một hạt sạn vỡ răng, rùng mình. Xin kể lại với các bạn và chia sẻ với cả làng báo ở trong nước.
Đó là tin đầu vị, được coi là quan trọng nhất của cả số báo, tường thuật “Lễ trao Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật lần thứ 3 và trao Danh hiệu Nghệ Sỹ Ưu Tú lần thứ 7 cho các tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình và cho các văn nghệ sỹ trong cả nước”.
Đọc tin quan trọng này, dài cả một trang báo lớn, cả hàng ngàn chữ, người đọc báo được biết những gì? Được biết rằng lễ trao rất trọng thể, vừa qua, tại Nhà hát Lớn thủ đô Hà Nội, do ông Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chủ tọa, với diễn văn mở đầu của ông bộ trưởng bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và huấn thị của ông chủ tịch nước.
Cả bài diễn văn và bài huấn thị đều nhắc đi nhắc lại rất là chung chung, theo công thức, đến “công sức, thành tích của đông đảo văn nghệ sỹ nước ta đã lao động cần cù và sáng tạo”, “phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của nhân dân ta”, do đó đã có được “nhiều tác phẩm có giá trị cao, đậm đà bản chất dân tộc”…
Người đọc báo chỉ muốn biết những tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình văn hóa nghệ thuật được Giải thưởng Nhà Nước đó là những tác phẩm, công trình gì, của những ai? mang tên gì? theo thể loại gì? thì chịu, không có lấy tên một người, không có đầu đề của một tác phẩm nào cả. Cũng không biết đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký hay phim truyện, phim thời sự, phim lịch sử, phim phóng sự, hay sách phê bình văn học, hay tác phẩm hội họa, điêu khắc hay nhiếp ảnh. Chỉ có vẻn vẹn 2 con số, “là đã có 129 tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình được Giải thưởng Nhà Nước và 356 nghệ sỹ được danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú’». Cả trang tin, chỉ có một dòng gồm 30 chữ trên đây là có giá trị.
Không một tên nghệ sỹ nào, không một tên tác phẩm nào trong bản tin hệ trọng này, ngoài tên của 2 ông Trương Tấn Sang và Hoàng Tuấn Anh được nhắc đi nhắc lại 2 lần. Cái mà người đọc muốn biết nhất thì lại hoàn toàn không có gì. Những ai được thưởng? thưởng về những tác phẩm gì?
Cả một làng bào, từ tổng biên tập, phó tổng biên tập, ban biên tập chuyên ngành (chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao...) ban thư ký tòa soạn, qua bao nhiêu năm đổi mới, quan hệ với làng báo quốc tế, vậy mà vẫn thủ cựu, lạc hậu như xưa, không được huấn luyện lại, để dọn ra những món ăn hợp khẩu vị của khách hàng là bạn đọc, dự đoán trước người đọc thường muốn biết điều gì để phục vụ cho sát mong chờ của khách.
Trong tin trên đây, người đọc bình thường nhất cũng chỉ mong biết có những tác phẩm nào của những văn nghệ sỹ nào, thuộc ngành nào, tên là gì, hay ở chỗ nào để rồi tìm hiểu tiếp.
Tất cả đều không thấy đâu, đều ẩn dấu, đều như chuyện cơ mật, hay đánh đố người đọc báo.
Mở đầu buổi học về làm tin, viết tin, tường thuật, ở đâu người ta cũng dạy người viết báo phải tự đặt ra câu hỏi : ai? ở đâu? chuyện gì? bao giờ? – who? where? what? when? theo tiếng Anh. Những ai được thưởng? về những tác phẩm gì? Bản tin này rỗng ruột.
Đây là thói quan liêu, tệ độc đoán, là cái bệnh cố hữu coi thường nhân dân, khinh thường bạn đọc đã thâm căn cố đế, không sao tháo gỡ, mãi mãi xa rời, bất cần, vô lễ với người đọc là nhân dân.
Đó là những tin dài lê thê nhưng trống rỗng, không có nội dung, vô hồn, tốn giấy mực, tốn công in, tốn tiền, tốn thời gian của người mua, người đọc báo.
Chẳng lẽ trong số 129 tác phẩm, công trình được Giải Thưởng Nhà Nước lần này lại không có lấy mươi công trình hay chí ít là vài ba công trình đáng kể nhất để thông báo cho bạn đọc hay sao? Và trong 356 nghệ sỹ tiêu biểu được tặng danh hiệu Nghệ Sỹ Ưu tú lần này lại không có thể kể ra một vài tên tiêu biểu cho mỗi thể loại hay sao?
Đây là nét điển hình của làng báo Việt Nam tuy theo kinh tế thị trường nhưng còn cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa không giống ai, không giống ở đâu trên thế gian này.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Do đã từng làm việc hàng chục năm ở báo Nhân Dân, tham gia lên lớp đào tạo nhiều khóa nhà báo trẻ, tôi luôn bị dị ứng về văn phong của báo đảng CS, từ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, cho đến Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh của đảng CS Trung Quốc, rồi đến báo Nhân Dân của đảng CS Việt Nam. Báo chí CS đã hô hào tự đổi mới mấy chục năm, nhưng càng đổi mới lại càng…vẫn thế, vẫn là ông Vũ Như Cẫn, lắm tin sáo, tin rỗng, tin không có nội dung. Thật đáng ghê sợ.
Đó là một thứ văn phong theo lối thông báo của văn kiện Nhà nước, tràng giang đại hải, theo lối công thức quan liêu, nội dung thông tin rất nghèo nàn, đọc đoạn trước đã đoán ra đoạn sau, thậm chí có những tin tức rỗng ruột, nghĩa là không có một nội dung nào có giá trị cả.
Vừa qua tôi đọc trên Nhân Dân online ngày 27 tháng 5/2012, bị một hạt sạn vỡ răng, rùng mình. Xin kể lại với các bạn và chia sẻ với cả làng báo ở trong nước.
Đó là tin đầu vị, được coi là quan trọng nhất của cả số báo, tường thuật “Lễ trao Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật lần thứ 3 và trao Danh hiệu Nghệ Sỹ Ưu Tú lần thứ 7 cho các tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình và cho các văn nghệ sỹ trong cả nước”.
Đọc tin quan trọng này, dài cả một trang báo lớn, cả hàng ngàn chữ, người đọc báo được biết những gì? Được biết rằng lễ trao rất trọng thể, vừa qua, tại Nhà hát Lớn thủ đô Hà Nội, do ông Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chủ tọa, với diễn văn mở đầu của ông bộ trưởng bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và huấn thị của ông chủ tịch nước.
Cả bài diễn văn và bài huấn thị đều nhắc đi nhắc lại rất là chung chung, theo công thức, đến “công sức, thành tích của đông đảo văn nghệ sỹ nước ta đã lao động cần cù và sáng tạo”, “phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của nhân dân ta”, do đó đã có được “nhiều tác phẩm có giá trị cao, đậm đà bản chất dân tộc”…
Người đọc báo chỉ muốn biết những tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình văn hóa nghệ thuật được Giải thưởng Nhà Nước đó là những tác phẩm, công trình gì, của những ai? mang tên gì? theo thể loại gì? thì chịu, không có lấy tên một người, không có đầu đề của một tác phẩm nào cả. Cũng không biết đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký hay phim truyện, phim thời sự, phim lịch sử, phim phóng sự, hay sách phê bình văn học, hay tác phẩm hội họa, điêu khắc hay nhiếp ảnh. Chỉ có vẻn vẹn 2 con số, “là đã có 129 tác phẩm, cụm tác phẩm, cụm công trình được Giải thưởng Nhà Nước và 356 nghệ sỹ được danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú’». Cả trang tin, chỉ có một dòng gồm 30 chữ trên đây là có giá trị.
Không một tên nghệ sỹ nào, không một tên tác phẩm nào trong bản tin hệ trọng này, ngoài tên của 2 ông Trương Tấn Sang và Hoàng Tuấn Anh được nhắc đi nhắc lại 2 lần. Cái mà người đọc muốn biết nhất thì lại hoàn toàn không có gì. Những ai được thưởng? thưởng về những tác phẩm gì?
Cả một làng bào, từ tổng biên tập, phó tổng biên tập, ban biên tập chuyên ngành (chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao...) ban thư ký tòa soạn, qua bao nhiêu năm đổi mới, quan hệ với làng báo quốc tế, vậy mà vẫn thủ cựu, lạc hậu như xưa, không được huấn luyện lại, để dọn ra những món ăn hợp khẩu vị của khách hàng là bạn đọc, dự đoán trước người đọc thường muốn biết điều gì để phục vụ cho sát mong chờ của khách.
Trong tin trên đây, người đọc bình thường nhất cũng chỉ mong biết có những tác phẩm nào của những văn nghệ sỹ nào, thuộc ngành nào, tên là gì, hay ở chỗ nào để rồi tìm hiểu tiếp.
Tất cả đều không thấy đâu, đều ẩn dấu, đều như chuyện cơ mật, hay đánh đố người đọc báo.
Mở đầu buổi học về làm tin, viết tin, tường thuật, ở đâu người ta cũng dạy người viết báo phải tự đặt ra câu hỏi : ai? ở đâu? chuyện gì? bao giờ? – who? where? what? when? theo tiếng Anh. Những ai được thưởng? về những tác phẩm gì? Bản tin này rỗng ruột.
Đây là thói quan liêu, tệ độc đoán, là cái bệnh cố hữu coi thường nhân dân, khinh thường bạn đọc đã thâm căn cố đế, không sao tháo gỡ, mãi mãi xa rời, bất cần, vô lễ với người đọc là nhân dân.
Đó là những tin dài lê thê nhưng trống rỗng, không có nội dung, vô hồn, tốn giấy mực, tốn công in, tốn tiền, tốn thời gian của người mua, người đọc báo.
Chẳng lẽ trong số 129 tác phẩm, công trình được Giải Thưởng Nhà Nước lần này lại không có lấy mươi công trình hay chí ít là vài ba công trình đáng kể nhất để thông báo cho bạn đọc hay sao? Và trong 356 nghệ sỹ tiêu biểu được tặng danh hiệu Nghệ Sỹ Ưu tú lần này lại không có thể kể ra một vài tên tiêu biểu cho mỗi thể loại hay sao?
Đây là nét điển hình của làng báo Việt Nam tuy theo kinh tế thị trường nhưng còn cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa không giống ai, không giống ở đâu trên thế gian này.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.