TOKYO —
Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối điều mà giới hữu trách ở Tokyo xem là những hành động của các lực lượng Trung Quốc có thể làm leo thang căng thẳng trong vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo. Từ Tokyo, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc Trịnh Vĩnh Hoa để phản đối về hai vụ việc mà Tokyo xem là những hành động khiêu khích.
Theo lời các giới chức Bộ Quốc phòng Nhật, hôm thứ tư tuần trước một khu trục hạm Trung Quốc đã nhắm radar điều khiển vũ khí vào một chiếc tàu của lực lượng tự vệ biển của Nhật Bản. Họ nói rằng một vụ việc tương tự xảy ra hôm 19 tháng 1 nhắm vào một chiếc trực thăng quân sự của Nhật.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói rằng radar Trung Quốc đã khóa vào chiếc tàu của Nhật trong một khoảng thời gian từ một khoảng cách 3 kilomét hôm 30 tháng 1.
Ông Onodera cho báo chí biết rằng đây là một hành động cực kỳ bất thường và có thể làm phát sinh một vụ việc nguy hiểm.
Nhật Bản nói rằng radar mà tàu Trung Quốc đã sử dụng là loại thường được dùng để điều khiển phi đạn.
Những mối căng thẳng đã gia tăng ở Biển Đông Trung Hoa vì vấn đề chủ quyền của một nhóm đảo không người ở, trong đó có hòn đảo lớn nhất với diện tích chừng 4 kilomét vuông. Trong vài tháng qua Trung Quốc và Nhật Bản đã ra lệnh cho phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để ứng phó với tình hình và điều động các chiếc tàu tuần tiễu để theo dõi nhau.
Những hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát được gọi là Senkaku theo tiếng Nhật và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hôm nay, Tokyo cũng đưa ra một kháng nghị riêng rẽ để phản đối vụ xâm nhập mới nhất của các tàu Trung Quốc vào hải phận của Nhật Bản.
Truyền thông Nhật cho biết Phó Ngoại trưởng Akitaka Saiki nói với vị Đại sứ của Trung Quốc mà ông triệu tới rằng những vụ xâm nhập này “hoàn toàn đi ngược” với những kỳ vọng về việc cải thiện quan hệ song phương.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói với báo chí rằng sự hiện diện của các tàu hải giám Trung Quốc là “vô cùng đáng tiếc và hoàn toàn không thể chấp nhận.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại rằng tàu bè của họ đang thi hành công vụ qua những hoạt động tuần tiễu thường lệ trong vùng biển xung quanh các hòn đảo của Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản hồi gần đây đã loan báo ý định gia tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong hơn một thập niên và bổ sung tàu bè và nhân viên cho lực lượng tuần duyên.
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc- Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.
- Gồm 8 đảo không người ở.
- Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.
- Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc Trịnh Vĩnh Hoa để phản đối về hai vụ việc mà Tokyo xem là những hành động khiêu khích.
Theo lời các giới chức Bộ Quốc phòng Nhật, hôm thứ tư tuần trước một khu trục hạm Trung Quốc đã nhắm radar điều khiển vũ khí vào một chiếc tàu của lực lượng tự vệ biển của Nhật Bản. Họ nói rằng một vụ việc tương tự xảy ra hôm 19 tháng 1 nhắm vào một chiếc trực thăng quân sự của Nhật.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói rằng radar Trung Quốc đã khóa vào chiếc tàu của Nhật trong một khoảng thời gian từ một khoảng cách 3 kilomét hôm 30 tháng 1.
Ông Onodera cho báo chí biết rằng đây là một hành động cực kỳ bất thường và có thể làm phát sinh một vụ việc nguy hiểm.
Nhật Bản nói rằng radar mà tàu Trung Quốc đã sử dụng là loại thường được dùng để điều khiển phi đạn.
Những mối căng thẳng đã gia tăng ở Biển Đông Trung Hoa vì vấn đề chủ quyền của một nhóm đảo không người ở, trong đó có hòn đảo lớn nhất với diện tích chừng 4 kilomét vuông. Trong vài tháng qua Trung Quốc và Nhật Bản đã ra lệnh cho phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để ứng phó với tình hình và điều động các chiếc tàu tuần tiễu để theo dõi nhau.
Những hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát được gọi là Senkaku theo tiếng Nhật và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hôm nay, Tokyo cũng đưa ra một kháng nghị riêng rẽ để phản đối vụ xâm nhập mới nhất của các tàu Trung Quốc vào hải phận của Nhật Bản.
Truyền thông Nhật cho biết Phó Ngoại trưởng Akitaka Saiki nói với vị Đại sứ của Trung Quốc mà ông triệu tới rằng những vụ xâm nhập này “hoàn toàn đi ngược” với những kỳ vọng về việc cải thiện quan hệ song phương.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói với báo chí rằng sự hiện diện của các tàu hải giám Trung Quốc là “vô cùng đáng tiếc và hoàn toàn không thể chấp nhận.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại rằng tàu bè của họ đang thi hành công vụ qua những hoạt động tuần tiễu thường lệ trong vùng biển xung quanh các hòn đảo của Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản hồi gần đây đã loan báo ý định gia tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong hơn một thập niên và bổ sung tàu bè và nhân viên cho lực lượng tuần duyên.