Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối một vụ việc trong đó hai chiếc phản lực cơ chiến đấu của Trung Quốc bay sát hai chiếc phi cơ trinh thám của Nhật ở Biển Đông Trung Hoa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hai chiếc phản lực cơ của Trung Quốc hôm thứ tư đã bay cách chiếc máy bay Nhật chỉ có 30 mét trong không phận mà hai nước đều tuyên bố là không phận của mình. Đây là lần thứ nhì xảy ra một vụ việc như vậy trong vòng chưa đầy 3 tuần lễ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Akitaka Saiki, nói rằng Tokyo “nghiêm khắc lên án vụ việc đó” và hối thúc Bắc Kinh thực hiện các bất hợp pháp để làm cho những mối căng thẳng vì vị tranh chấp biển đảo không leo thang thêm nữa. Ông nói:
"Trung Quốc nên nghiêm chỉnh phúc đáp yêu cầu mà Nhật Bản đã đưa ra nhiều lần là nhanh chóng áp dụng những cơ chế thông tin liên lạc để ngăn tránh những vụ va chạm giữa Nhật Bản và Trung Quốc và để ngăn ngừa những vụ việc ngoài ý muốn."
Sau cuộc họp ngày hôm nay với ông Saiki, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa, nói rằng Trung Quốc không đồng ý với Nhật Bản về nguyên do gây ra vụ việc đó:
"Hôm nay tôi tới Bộ Ngoại giao Nhật để thảo luận về vấn đề liên quan tới việc các chiếc máy bay đã bay quá gần nhau trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, tất cả các dữ kiện mà chúng tôi có được thông qua cuộc điều tra của mình hoàn toàn khác với những dữ kiện do phía Nhật Bản đưa ra. Chúng tôi không thể chấp nhận kháng nghị của họ."
Một vụ máy bay bay quá gần nhau với tốc độ cao đã xảy ra trong cùng khu vực này vào ngày 24 tháng 5. Tokyo nói rằng hai chiếc phản lực của Trung Quốc đã bay quá gần hai chiếc máy bay của Nhật.
Cả hai nước trong thời gian qua đã thường xuyên phái máy bay và tàu bè tới gần quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, làm nhiều người lo ngại về việc xảy ra những vụ đụng độ ngoài ý muốn.
Căng thẳng đã gia tăng vào cuối năm 2012, khi chính phủ Nhật mua lại một số đảo của quần đảo đó từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Sau đó Trung Quốc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực và đòi tất cả các máy bay nước ngoài phải thông báo cho giới hữu trách Bắc Kinh trước khi bay vào.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã làm ngơ những đòi hỏi của Trung Quốc và tiếp tục phái máy bay quân sự bay qua vùng đó.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hai chiếc phản lực cơ của Trung Quốc hôm thứ tư đã bay cách chiếc máy bay Nhật chỉ có 30 mét trong không phận mà hai nước đều tuyên bố là không phận của mình. Đây là lần thứ nhì xảy ra một vụ việc như vậy trong vòng chưa đầy 3 tuần lễ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Akitaka Saiki, nói rằng Tokyo “nghiêm khắc lên án vụ việc đó” và hối thúc Bắc Kinh thực hiện các bất hợp pháp để làm cho những mối căng thẳng vì vị tranh chấp biển đảo không leo thang thêm nữa. Ông nói:
"Trung Quốc nên nghiêm chỉnh phúc đáp yêu cầu mà Nhật Bản đã đưa ra nhiều lần là nhanh chóng áp dụng những cơ chế thông tin liên lạc để ngăn tránh những vụ va chạm giữa Nhật Bản và Trung Quốc và để ngăn ngừa những vụ việc ngoài ý muốn."
Sau cuộc họp ngày hôm nay với ông Saiki, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa, nói rằng Trung Quốc không đồng ý với Nhật Bản về nguyên do gây ra vụ việc đó:
"Hôm nay tôi tới Bộ Ngoại giao Nhật để thảo luận về vấn đề liên quan tới việc các chiếc máy bay đã bay quá gần nhau trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, tất cả các dữ kiện mà chúng tôi có được thông qua cuộc điều tra của mình hoàn toàn khác với những dữ kiện do phía Nhật Bản đưa ra. Chúng tôi không thể chấp nhận kháng nghị của họ."
Một vụ máy bay bay quá gần nhau với tốc độ cao đã xảy ra trong cùng khu vực này vào ngày 24 tháng 5. Tokyo nói rằng hai chiếc phản lực của Trung Quốc đã bay quá gần hai chiếc máy bay của Nhật.
Cả hai nước trong thời gian qua đã thường xuyên phái máy bay và tàu bè tới gần quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, làm nhiều người lo ngại về việc xảy ra những vụ đụng độ ngoài ý muốn.
Căng thẳng đã gia tăng vào cuối năm 2012, khi chính phủ Nhật mua lại một số đảo của quần đảo đó từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Sau đó Trung Quốc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực và đòi tất cả các máy bay nước ngoài phải thông báo cho giới hữu trách Bắc Kinh trước khi bay vào.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã làm ngơ những đòi hỏi của Trung Quốc và tiếp tục phái máy bay quân sự bay qua vùng đó.