Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trở lại Trung Đông, nỗ lực đem các nhà lãnh đạo Israel và Palestine trở lại đàm phán về một giải pháp hai quốc gia. Những cuộc thương thuyết đổ vỡ vào năm 2010 do việc Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư trên đất Israel chiếm đóng vào năm 1967. Thông tín viên đài VOA Scott Stearns tường trình từ Amman, thủ đô Jordan.
Ngoại trưởng Kerry trở lại vùng này sau những cuộc thảo luận vào tháng trước mà ông gọi là có tiến bộ thực sự. Ông tin là “với thêm một ít công việc nữa” việc bắt đầu những cuộc thảo luận ở giai đoạn cuối cùng về cuộc tranh chấp Israel Palestine “có thể nằm trong tầm tay với.”
Việc này được thực hiện với sự giúp đỡ của Bộ Tứ Trung Đông-Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu và Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói:
“Nỗ lực này căn cứ vào một sáng kiến hòa bình của Liên đoàn Ả Rập bao gồm việc trao đổi đất đai để Israel có thể giữ một số khu định cư của người Do Thái tại Bờ Tây.”
Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni nói:
“Tôi thấy vai trò của cộng đồng quốc tế trong nội dung của tiến trình Trung Đông rất quan trọng, và tôi chắc chắn hy vọng là những cuộc thương thuyết trực tiếp giữa các bên sẽ được tái tục, nhưng bầu không khí quốc tế và những nền tảng cũng rất quan trọng đối với chúng tôi.”
Đạt được một giải pháp hai quốc gia là ưu tiên của Tổng thống Barack Obama. Giáo sư trường đại học American Akbar Ahmed nói:
“Một Tổng thống nhiệm kỳ hai luôn luôn mạnh dạn vì Tổng thống nghĩ đến di sản của ông. Hiện nay ông được ngoại trưởng Kerry phụ giúp. Oâng Kerry là một người có nhiều ý tưởng, một người nghiêm chỉnh, một người hiểu được ý nghĩa của việc thúc đẩy thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine.”
Giáo sư Ahmed tin là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hiểu được điều gì là khẩn thiết.
“Người Israel phải luôn luôn nhìn vào một toàn cảnh lớn hơn, họ phải nhìn vào dài hạn. Trong dài hạn việc có được hòa bình và an ninh đối với láng giềng này nằm trong quyền lợi quốc gia của Israel.”
Theo như cựu đại sứ Mỹ tại Israel Daniel Kurtzer thì thúc đẩy hòa bình mới nhất này diễn ra giữa lúc chính quyền Obama nỗ lực để xử lý những hy vọng của Mùa Xuân Ả Rập.
“Đây là một cuộc tranh chấp có từ nhiều năm nay và cho đến nay đã không chấp nhận bất cứ khả năng của người nào để giải quyết nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Chúng ta là một phần của vấn đề được nhìn dưới lăng kính trên các đường phố Ả Rập.”
Ông Kurtzer nói tiếp nếu ngoại trưởng Kerry có thể giúp bắt đầu trở lại các cuộc hòa đàm, điều này sẽ giúp mở rộng hơn nữa những mục tiêu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ việc này sẽ giúp xóa tan những bất bình trên đường phố Ả Rập. Và sẽ giúp cho chúng ta rảnh tay để chúng ta có thể thực sự làm những việc chúng ta cần làm đối với một số vấn đề cấp bách như Ai Cập và Syria.”
Ngoại trưởng Kerry hôm thứ Tư gặp bộ trưởng Ngoại giao Jordan Nasser Judeh và các giới chức Liên đoàn Ả Rập để cập nhật tình hình về những nỗ lực hòa bình tại Trung Đông và thảo luận về cuộc chiến tại Syria.
Ngoại trưởng Kerry trở lại vùng này sau những cuộc thảo luận vào tháng trước mà ông gọi là có tiến bộ thực sự. Ông tin là “với thêm một ít công việc nữa” việc bắt đầu những cuộc thảo luận ở giai đoạn cuối cùng về cuộc tranh chấp Israel Palestine “có thể nằm trong tầm tay với.”
Việc này được thực hiện với sự giúp đỡ của Bộ Tứ Trung Đông-Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu và Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói:
“Nỗ lực này căn cứ vào một sáng kiến hòa bình của Liên đoàn Ả Rập bao gồm việc trao đổi đất đai để Israel có thể giữ một số khu định cư của người Do Thái tại Bờ Tây.”
Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni nói:
“Tôi thấy vai trò của cộng đồng quốc tế trong nội dung của tiến trình Trung Đông rất quan trọng, và tôi chắc chắn hy vọng là những cuộc thương thuyết trực tiếp giữa các bên sẽ được tái tục, nhưng bầu không khí quốc tế và những nền tảng cũng rất quan trọng đối với chúng tôi.”
Đạt được một giải pháp hai quốc gia là ưu tiên của Tổng thống Barack Obama. Giáo sư trường đại học American Akbar Ahmed nói:
“Một Tổng thống nhiệm kỳ hai luôn luôn mạnh dạn vì Tổng thống nghĩ đến di sản của ông. Hiện nay ông được ngoại trưởng Kerry phụ giúp. Oâng Kerry là một người có nhiều ý tưởng, một người nghiêm chỉnh, một người hiểu được ý nghĩa của việc thúc đẩy thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine.”
Giáo sư Ahmed tin là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hiểu được điều gì là khẩn thiết.
“Người Israel phải luôn luôn nhìn vào một toàn cảnh lớn hơn, họ phải nhìn vào dài hạn. Trong dài hạn việc có được hòa bình và an ninh đối với láng giềng này nằm trong quyền lợi quốc gia của Israel.”
Theo như cựu đại sứ Mỹ tại Israel Daniel Kurtzer thì thúc đẩy hòa bình mới nhất này diễn ra giữa lúc chính quyền Obama nỗ lực để xử lý những hy vọng của Mùa Xuân Ả Rập.
“Đây là một cuộc tranh chấp có từ nhiều năm nay và cho đến nay đã không chấp nhận bất cứ khả năng của người nào để giải quyết nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Chúng ta là một phần của vấn đề được nhìn dưới lăng kính trên các đường phố Ả Rập.”
Ông Kurtzer nói tiếp nếu ngoại trưởng Kerry có thể giúp bắt đầu trở lại các cuộc hòa đàm, điều này sẽ giúp mở rộng hơn nữa những mục tiêu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ việc này sẽ giúp xóa tan những bất bình trên đường phố Ả Rập. Và sẽ giúp cho chúng ta rảnh tay để chúng ta có thể thực sự làm những việc chúng ta cần làm đối với một số vấn đề cấp bách như Ai Cập và Syria.”
Ngoại trưởng Kerry hôm thứ Tư gặp bộ trưởng Ngoại giao Jordan Nasser Judeh và các giới chức Liên đoàn Ả Rập để cập nhật tình hình về những nỗ lực hòa bình tại Trung Đông và thảo luận về cuộc chiến tại Syria.