SEOUL —
Chính phủ Nam Triều Tiên mô tả vụ thanh trừng mới đây trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Triều Tiên là “cai trị bằng khủng bố”, một đường lối có thể gây bất ổn thêm có mối quan hệ Liên Triều vốn đã căng thẳng. Trong khi đó, truyền thông Bắc Triều Tiên tiếp tục đả kích người dượng của lãnh tụ Kim Jong Un, người bị hạ bệ với một cách thức rất đỗi công khai. Thông tín viên Daniel Shearf của đài VOA tại Seoul có bài tường thuật sau đây.
Tại một cuộc họp nội các hôm thứ ba (10-12-2013) Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye nói rằng vụ thanh trừng qui mô lớn ở Bắc Triều Tiên dường như có mục đích củng cố quyền hành của lãnh tụ Kim Jong Un.
Một ngày trước đó, Bắc Triều Tiên chính thức xác nhận những tin tức trước đó là ông Jang Song Thaek, dượng của ông Kim Jong Un và là người đứng hàng thứ nhì trong hàng ngũ lãnh đạo, đã bị đột ngột loại ra khỏi quyền lực vì hành vi tham ô và không trung thành.
Tuần trước Cơ quan Tình báo Nam Triều Tiên đã tiết lộ vụ này và cho biết hai viên phụ tá của ông Jang Song Thaek đã bị công khai xử tử hồi tháng 11. Cơ quan này nói thêm rằng giới hữu trách đang thanh trừng những người theo phe ông Jang.
Tổng thống Park Guen Hye nói rằng vụ cách chức và những vụ xử tử là “cai trị bằng khủng bố”, một đường lối có thể có những tác động tiêu cực.
Vị nữ tổng thống của Nam Triều Tiên nói rằng từ giờ trở đi các mối quan hệ Liên Triều có thể trở nên bất ổn nhiều hơn. Bà nói thêm rằng vào một thời điểm như thế này, nhà nước Nam Triều Tiên cũng như các đảng phái đại diện cho người dân phải kiên quyết bảo vệ cho an ninh của người dân và thể chế dân chủ tự do của đất nước.
Ông Jang Song Thaek được mô tả là có một lối sống buông thả, sa đọa, “theo kiểu tư bản”; trong đó có việc sử dụng ma túy, gian dâm và cờ bạc. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đã đăng tải những bức hình và những câu chuyện về việc ông Jang bị các nhân viên an ninh mặc đồng phục bắt giữ tại một hội nghị của Đảng Lao động Triều Tiên.
Hôm thứ ba, tờ Rodong Sinmun của nhà nước trích lời dân chúng nước này nói rằng nên xử tử ông Jang và những người ủng hộ ông. Tờ báo này kêu gọi mọi người đoàn kết và trung thành với ông Kim Jong Un và thề không bao giờ tha thứ cho những kẻ phản bội.
Ông Jung Sung Jang, một nhà nghiên cứu của Viện Sejong ở Seoul, nhận định như sau về vụ thanh trừng ở miền Bắc.
Theo lời giáo sư Jung, việc ông Jang Song Thaek bị thanh trừng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm tới chính sách của Bắc Triều Tiên, nhưng điều này chắc chắn sẽ phương hại tới những động năng bên trong Bắc Triều Tiên và làm cho Bình Nhưỡng tạm thời áp dụng một đường lối cứng rắn hơn.
Ông Jang Song Thaek cũng bị tố cáo là đã bán các tài nguyên thiên nhiên của Bắc Triều Tiên với giá rẻ, rõ ràng là ám chỉ tới việc bán cho Trung Quốc, là nước mua hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên. Ông Jang trước đây được giao nhiệm vụ điều đình với Trung Quốc về việc đầu tư ở các đặc khu kinh tế.
Một số các nhà phân tích chính trị ở phương Tây nói rằng ông Jang có thể đã bị loại vì đã trở nên quá gần gũi với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Andrei Lankov, giáo sư môn lịch sử Triều Tiên của Đại học Kookmin ở Nam Triều Tiên, nói rằng vai trò của ông Jang trong mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên không rõ ràng và các mối quan hệ với Bắc Kinh có phần chắc sẽ không bị ảnh hưởng vì vụ thanh trừng này.
"Ông ấy không phải là một người thông thạo về Trung Quốc. Ông ấy không phải là người có những mối liên hệ cá nhân gần gũi ở Trung Quốc, hiểu rõ cách thức vận hành công việc ở Trung Quốc hay những thứ như vậy. Tôi nghĩ rằng có lẽ quan hệ song phương sẽ không thay đổi nhiều và có lẽ sẽ không thay đổi gì cả vì Trung Quốc cũng rất muốn được nói chuyện với một khuôn mặt mới."
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hôm thứ ba cho rằng Bắc Kinh nên làm sao để ông Kim Jong Un đến thăm Trung Quốc càng sớm càng tốt để phục vụ cho lợi ích của các mối quan hệ hữu nghị và sự ổn định lâu dài.
Ông Kim Jong Un, 30 tuổi, đã không đi thăm Trung Quốc từ khi lên nắm quyền cách nay hai năm, và việc Bắc Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 3 năm nay được nhiều người xem là một hành động cố ý làm bỉ mặt Trung Quốc.
Bài bình luận của tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng cân bằng tình hữu nghị với Bình Nhưỡng trong lúc chống đối chương trình vũ khí hạt nhân của nước này là một cuộc trắc nghiệm cho tài ngoại giao của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tìm cách hồi sinh cuộc đàm phán 6 bên về việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Hoa Kỳ tiếp tục không chịu ngồi lại vào bàn đàm phán với Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng không chứng tỏ sự nghiêm túc đối với mục tiêu từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân.
Tại một cuộc họp nội các hôm thứ ba (10-12-2013) Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye nói rằng vụ thanh trừng qui mô lớn ở Bắc Triều Tiên dường như có mục đích củng cố quyền hành của lãnh tụ Kim Jong Un.
Một ngày trước đó, Bắc Triều Tiên chính thức xác nhận những tin tức trước đó là ông Jang Song Thaek, dượng của ông Kim Jong Un và là người đứng hàng thứ nhì trong hàng ngũ lãnh đạo, đã bị đột ngột loại ra khỏi quyền lực vì hành vi tham ô và không trung thành.
Tuần trước Cơ quan Tình báo Nam Triều Tiên đã tiết lộ vụ này và cho biết hai viên phụ tá của ông Jang Song Thaek đã bị công khai xử tử hồi tháng 11. Cơ quan này nói thêm rằng giới hữu trách đang thanh trừng những người theo phe ông Jang.
Tổng thống Park Guen Hye nói rằng vụ cách chức và những vụ xử tử là “cai trị bằng khủng bố”, một đường lối có thể có những tác động tiêu cực.
Vị nữ tổng thống của Nam Triều Tiên nói rằng từ giờ trở đi các mối quan hệ Liên Triều có thể trở nên bất ổn nhiều hơn. Bà nói thêm rằng vào một thời điểm như thế này, nhà nước Nam Triều Tiên cũng như các đảng phái đại diện cho người dân phải kiên quyết bảo vệ cho an ninh của người dân và thể chế dân chủ tự do của đất nước.
Ông Jang Song Thaek được mô tả là có một lối sống buông thả, sa đọa, “theo kiểu tư bản”; trong đó có việc sử dụng ma túy, gian dâm và cờ bạc. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đã đăng tải những bức hình và những câu chuyện về việc ông Jang bị các nhân viên an ninh mặc đồng phục bắt giữ tại một hội nghị của Đảng Lao động Triều Tiên.
Hôm thứ ba, tờ Rodong Sinmun của nhà nước trích lời dân chúng nước này nói rằng nên xử tử ông Jang và những người ủng hộ ông. Tờ báo này kêu gọi mọi người đoàn kết và trung thành với ông Kim Jong Un và thề không bao giờ tha thứ cho những kẻ phản bội.
Ông Jung Sung Jang, một nhà nghiên cứu của Viện Sejong ở Seoul, nhận định như sau về vụ thanh trừng ở miền Bắc.
Theo lời giáo sư Jung, việc ông Jang Song Thaek bị thanh trừng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm tới chính sách của Bắc Triều Tiên, nhưng điều này chắc chắn sẽ phương hại tới những động năng bên trong Bắc Triều Tiên và làm cho Bình Nhưỡng tạm thời áp dụng một đường lối cứng rắn hơn.
Ông Jang Song Thaek cũng bị tố cáo là đã bán các tài nguyên thiên nhiên của Bắc Triều Tiên với giá rẻ, rõ ràng là ám chỉ tới việc bán cho Trung Quốc, là nước mua hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên. Ông Jang trước đây được giao nhiệm vụ điều đình với Trung Quốc về việc đầu tư ở các đặc khu kinh tế.
Một số các nhà phân tích chính trị ở phương Tây nói rằng ông Jang có thể đã bị loại vì đã trở nên quá gần gũi với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Andrei Lankov, giáo sư môn lịch sử Triều Tiên của Đại học Kookmin ở Nam Triều Tiên, nói rằng vai trò của ông Jang trong mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên không rõ ràng và các mối quan hệ với Bắc Kinh có phần chắc sẽ không bị ảnh hưởng vì vụ thanh trừng này.
"Ông ấy không phải là một người thông thạo về Trung Quốc. Ông ấy không phải là người có những mối liên hệ cá nhân gần gũi ở Trung Quốc, hiểu rõ cách thức vận hành công việc ở Trung Quốc hay những thứ như vậy. Tôi nghĩ rằng có lẽ quan hệ song phương sẽ không thay đổi nhiều và có lẽ sẽ không thay đổi gì cả vì Trung Quốc cũng rất muốn được nói chuyện với một khuôn mặt mới."
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hôm thứ ba cho rằng Bắc Kinh nên làm sao để ông Kim Jong Un đến thăm Trung Quốc càng sớm càng tốt để phục vụ cho lợi ích của các mối quan hệ hữu nghị và sự ổn định lâu dài.
Ông Kim Jong Un, 30 tuổi, đã không đi thăm Trung Quốc từ khi lên nắm quyền cách nay hai năm, và việc Bắc Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 3 năm nay được nhiều người xem là một hành động cố ý làm bỉ mặt Trung Quốc.
Bài bình luận của tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng cân bằng tình hữu nghị với Bình Nhưỡng trong lúc chống đối chương trình vũ khí hạt nhân của nước này là một cuộc trắc nghiệm cho tài ngoại giao của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tìm cách hồi sinh cuộc đàm phán 6 bên về việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Hoa Kỳ tiếp tục không chịu ngồi lại vào bàn đàm phán với Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng không chứng tỏ sự nghiêm túc đối với mục tiêu từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân.