SEOUL —
Nam Triều Tiên đề nghị mở các cuộc đàm phán chính thức với Bắc Triều Tiên về số phận của dự án liên doanh duy nhất còn lại, đã ngưng không hoạt động trước đây trong tháng. Thông tín viên Đài VOA Steve Herman tường trình là miền Bắc có rất ít thì giờ để trả lời và có phần chắc là đề nghị khó lòng đi tới một thỏa thuận.
Một bộ trong nội các Nam Triều Tiên có trách vụ đối phó với miền Bắc đã đưa ra một đề nghị đối thoại về khu công nghiệp Kaesong, nhưng với điều kiện phải được chấp nhận vào trưa ngày thứ Sáu.
Phát ngôn viên Kim Hyung-seok của Bộ Thống nhất nói với các phóng viên tại một buổi họp báo được triệu tập gấp rút là tình hình tại khu công nghiệp Kaesong, nằm ngay phía bắc khu phi quân sự, không thể tiếp tục như hiện nay. Ông nói Bộ Thống nhất đề nghị mở các cuộc đàm phán trực tiếp chính thức để đạt được một sự khai thông.
Các nhà phân tích nói hạn chót hơn 24 giờ đồng hồ để Bắc Triều Tiên trả lời có nhiều phần chắc sẽ gây bất bình cho các giới chức ở đây, là điều mà các giới chức miền Nam chắc chắn nhận ra.
Giáo sư Kim Yong-hyun chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại trường đại học Dongguk tại Seoul.
Giáo sư Kim nói Bắc Triều Tiên sẽ khó mà trả lời ngay tức khắc đề nghị đàm phán của Nam Triều Tiên. Và điều kiện là Seoul sẽ tiến hành “những biện pháp đáng kể” nếu không có sự trả lời nhanh chóng và tích cực lại càng tạo ra một rào cản cao hơn nữa để Bình Nhưỡng có thể chấp nhận được. Giáo sư Kim tiên đoán là cơ may trả lời trước kỳ hạn chưa đầy 50%.
Bộ Thống nhất không nêu rõ Nam Triều Tiên sẽ có biện pháp gì nếu Bắc Triều Tiên không đồng ý trước kỳ hạn, nhưng sự kiện đó được nhiều người diễn giải là Nam Triều Tiên sẽ ra lệnh cho các cấp điều hành và những nhân viên khác rời khỏi khu công nghiệp tại miền Bắc.
Có khoảng 175 nhân viên miền Nam còn lại trong tổng số 850 người thường có mặt tại khu vực này.
Hơn 100 phân xưởng trong khu công nghiệp bị tê liệt kể từ đầu tháng này, khi Bắc Triều Tiên ra lệnh cho 53.000 công nhân của nước này rời khỏi nơi đây vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Liên doanh bắt đầu hoạt động cách đây 9 năm và chủ yếu gồm những nhà máy dệt may cỡ nhỏ và trung bình. Dự án này tồn tại như là một biểu tượng hợp tác giữa 2 nước Triều Tiên dù căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây.
Miền Nam đổ lỗi cho miền Bắc về 2 cuộc tấn công quân sự vào năm 2010.
Tháng 12 năm ngoái, Bắc Triều Tiên phóng một vệ tinh trên đầu một rocket nhiều tầng, đánh bại chương trình không gian của miền Nam. Nam Triều Tiên phóng vệ tinh những tuần lễ sau đó. Vào tháng Hai năm nay, miền Bắc loan báo đã thử nghiệm vụ nổ hạt nhân thứ ba trong vòng 7 năm.
Cả hai vụ phóng rocket và thử hạt nhân của miền Bắc bị quốc tế lên án là vi phạm lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc về phi đạn đạn đạo và phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau đó, Bình Nhưỡng đã leo thang lập luận hiếu chiến, cảnh báo rằng sắp có chiến tranh với Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Rất ít người trông đợi Bắc Triều Tiên sẽ thực sự khởi xướng hành động quân sự thù nghịch, và nêu ra sự kiện là mặc dầu có một trong những đội quân lớn nhất thế giới, nước này không sở hữu các nguồn lực cũng như không có vũ khí tinh vi để chống lại lâu dài với lực lượng phối hợp vũ khí tối tân của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.
Một bộ trong nội các Nam Triều Tiên có trách vụ đối phó với miền Bắc đã đưa ra một đề nghị đối thoại về khu công nghiệp Kaesong, nhưng với điều kiện phải được chấp nhận vào trưa ngày thứ Sáu.
Phát ngôn viên Kim Hyung-seok của Bộ Thống nhất nói với các phóng viên tại một buổi họp báo được triệu tập gấp rút là tình hình tại khu công nghiệp Kaesong, nằm ngay phía bắc khu phi quân sự, không thể tiếp tục như hiện nay. Ông nói Bộ Thống nhất đề nghị mở các cuộc đàm phán trực tiếp chính thức để đạt được một sự khai thông.
Các nhà phân tích nói hạn chót hơn 24 giờ đồng hồ để Bắc Triều Tiên trả lời có nhiều phần chắc sẽ gây bất bình cho các giới chức ở đây, là điều mà các giới chức miền Nam chắc chắn nhận ra.
Giáo sư Kim Yong-hyun chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại trường đại học Dongguk tại Seoul.
Giáo sư Kim nói Bắc Triều Tiên sẽ khó mà trả lời ngay tức khắc đề nghị đàm phán của Nam Triều Tiên. Và điều kiện là Seoul sẽ tiến hành “những biện pháp đáng kể” nếu không có sự trả lời nhanh chóng và tích cực lại càng tạo ra một rào cản cao hơn nữa để Bình Nhưỡng có thể chấp nhận được. Giáo sư Kim tiên đoán là cơ may trả lời trước kỳ hạn chưa đầy 50%.
Bộ Thống nhất không nêu rõ Nam Triều Tiên sẽ có biện pháp gì nếu Bắc Triều Tiên không đồng ý trước kỳ hạn, nhưng sự kiện đó được nhiều người diễn giải là Nam Triều Tiên sẽ ra lệnh cho các cấp điều hành và những nhân viên khác rời khỏi khu công nghiệp tại miền Bắc.
Có khoảng 175 nhân viên miền Nam còn lại trong tổng số 850 người thường có mặt tại khu vực này.
Hơn 100 phân xưởng trong khu công nghiệp bị tê liệt kể từ đầu tháng này, khi Bắc Triều Tiên ra lệnh cho 53.000 công nhân của nước này rời khỏi nơi đây vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Liên doanh bắt đầu hoạt động cách đây 9 năm và chủ yếu gồm những nhà máy dệt may cỡ nhỏ và trung bình. Dự án này tồn tại như là một biểu tượng hợp tác giữa 2 nước Triều Tiên dù căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây.
Miền Nam đổ lỗi cho miền Bắc về 2 cuộc tấn công quân sự vào năm 2010.
Tháng 12 năm ngoái, Bắc Triều Tiên phóng một vệ tinh trên đầu một rocket nhiều tầng, đánh bại chương trình không gian của miền Nam. Nam Triều Tiên phóng vệ tinh những tuần lễ sau đó. Vào tháng Hai năm nay, miền Bắc loan báo đã thử nghiệm vụ nổ hạt nhân thứ ba trong vòng 7 năm.
Cả hai vụ phóng rocket và thử hạt nhân của miền Bắc bị quốc tế lên án là vi phạm lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc về phi đạn đạn đạo và phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau đó, Bình Nhưỡng đã leo thang lập luận hiếu chiến, cảnh báo rằng sắp có chiến tranh với Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Rất ít người trông đợi Bắc Triều Tiên sẽ thực sự khởi xướng hành động quân sự thù nghịch, và nêu ra sự kiện là mặc dầu có một trong những đội quân lớn nhất thế giới, nước này không sở hữu các nguồn lực cũng như không có vũ khí tinh vi để chống lại lâu dài với lực lượng phối hợp vũ khí tối tân của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.