Hoa Kỳ đang bàn với Israel về việc phóng thích một gián điệp Israel bị kết án trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm triển hạn cuộc hòa đàm Trung Đông sau cuối tháng tư. Theo tường trình của thông tín viên VOA Scott Stearns từ Jerusalem thì hôm nay Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ họp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong lúc phe Palestine dọa rút khỏi tiến trình hòa bình nếu Israel không phóng thích thêm các tù nhân.
Các giới chức thân cận với cuộc đàm phán cho biết chính phủ của Tổng thống Obama đề nghị phóng thích gián điệp Israel Jonathan Pollard trong tháng này để đổi lấy những sự nhượng bộ của Israel cho phía Palestine, bao gồm việc ngưng xây khu định cư tại các phần đất có tranh chấp và thả thêm tù nhân Palestine.
Ông Jonathan Pollard nguyên là một chuyên viên phân tích tình báo làm việc cho hải quân Hoa Kỳ. Ông bị bắt năm 1985 và thú nhận đã chuyển cho Israel những tài liệu mật, kể cả những thông tin về các loại vũ khí của Liên Xô. Các vị tổng thống Mỹ đã liên tục từ khước thỉnh cầu của Israel xin trả tự do cho ông Pollard, là người đã được cấp quốc tịch Israel vào năm 1995.
Nhưng ông Pollard có thể được phóng thích vào tháng 11 năm tới, sau khi đã ngồi tù 30 năm, cho nên dường như ông đã trở thành một con bài mặc cả của Mỹ trong cuộc điều đình để đạt được một giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki bác bỏ những tin tức cho rằng ông Pollard sắp được thả. Nhưng ngày hôm qua, bà đã đưa ra một phúc đáp ít dứt khoát hơn và chỉ nói rằng ông Pollard là người đã bị kết án về tội làm gián điệp và đang thọ án tù.
Ngoại trưởng Kerry hôm qua đã bất ngờ quay lại Trung Đông lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một tuần để tìm cách làm cho cuộc hòa đàm không bị đổ vỡ vì Israel đòi Palestine phải đồng ý triển hạn cuộc đàm phán trước khi Israel phóng thích thêm tù nhân Palestine. Phe Palestine đang dọa rút khỏi cuộc hòa đàm vào lúc này nếu Israel không trả tự do cho nhóm chót của các tù nhân mà đôi bên đã đồng ý với nhau trong thỏa thuận để khởi động cuộc hòa đàm cách nay 8 tháng.
Như ông đã làm trong suốt thời gian diễn ra cuộc hòa đàm này, Ngoại trưởng Kerry cho biết ông sẽ không công khai phát biểu về những nỗ lực của Mỹ để giải quyết vụ giằng co về vấn đề tù nhân.
"Tôi nghĩ rằng sẽ là một việc không thích đáng nếu chúng tôi đưa ra phán đoán về những gì có thể xảy ra hay không xảy ra, bởi vì vấn đề này thật ra là một vấn đề giữa người Palestine và người Israel và những gì mà Thủ tướng Netanyahu sẵn lòng thực hiện."
Các thành viên thuộc phe cực hữu trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu phản đối việc thả thêm tù nhân Palestine. Nếu Tổng thống Obama thả ông Pollard, điều đó có thể làm giảm bớt sự chống đối và giúp cho nhà lãnh đạo Israel có thêm không gian hoạt động để đạt được một giải pháp bao quát hơn.
Việc từ bỏ lập trường cố hữu của Washington đối với vấn đề của ông Pollard dường như không mang lại nhiều rủi ro chính trị cho Tổng thống Obama, vì nhiều nhân vật hàng đầu của phe Cộng hòa đã bày tỏ sự ủng hộ cho đề nghị phóng thích ông Pollard, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain và hai vị cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và Georhe Schultz.
Các giới chức thân cận với cuộc đàm phán cho biết chính phủ của Tổng thống Obama đề nghị phóng thích gián điệp Israel Jonathan Pollard trong tháng này để đổi lấy những sự nhượng bộ của Israel cho phía Palestine, bao gồm việc ngưng xây khu định cư tại các phần đất có tranh chấp và thả thêm tù nhân Palestine.
Ông Jonathan Pollard nguyên là một chuyên viên phân tích tình báo làm việc cho hải quân Hoa Kỳ. Ông bị bắt năm 1985 và thú nhận đã chuyển cho Israel những tài liệu mật, kể cả những thông tin về các loại vũ khí của Liên Xô. Các vị tổng thống Mỹ đã liên tục từ khước thỉnh cầu của Israel xin trả tự do cho ông Pollard, là người đã được cấp quốc tịch Israel vào năm 1995.
Nhưng ông Pollard có thể được phóng thích vào tháng 11 năm tới, sau khi đã ngồi tù 30 năm, cho nên dường như ông đã trở thành một con bài mặc cả của Mỹ trong cuộc điều đình để đạt được một giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki bác bỏ những tin tức cho rằng ông Pollard sắp được thả. Nhưng ngày hôm qua, bà đã đưa ra một phúc đáp ít dứt khoát hơn và chỉ nói rằng ông Pollard là người đã bị kết án về tội làm gián điệp và đang thọ án tù.
Ngoại trưởng Kerry hôm qua đã bất ngờ quay lại Trung Đông lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một tuần để tìm cách làm cho cuộc hòa đàm không bị đổ vỡ vì Israel đòi Palestine phải đồng ý triển hạn cuộc đàm phán trước khi Israel phóng thích thêm tù nhân Palestine. Phe Palestine đang dọa rút khỏi cuộc hòa đàm vào lúc này nếu Israel không trả tự do cho nhóm chót của các tù nhân mà đôi bên đã đồng ý với nhau trong thỏa thuận để khởi động cuộc hòa đàm cách nay 8 tháng.
Như ông đã làm trong suốt thời gian diễn ra cuộc hòa đàm này, Ngoại trưởng Kerry cho biết ông sẽ không công khai phát biểu về những nỗ lực của Mỹ để giải quyết vụ giằng co về vấn đề tù nhân.
"Tôi nghĩ rằng sẽ là một việc không thích đáng nếu chúng tôi đưa ra phán đoán về những gì có thể xảy ra hay không xảy ra, bởi vì vấn đề này thật ra là một vấn đề giữa người Palestine và người Israel và những gì mà Thủ tướng Netanyahu sẵn lòng thực hiện."
Các thành viên thuộc phe cực hữu trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu phản đối việc thả thêm tù nhân Palestine. Nếu Tổng thống Obama thả ông Pollard, điều đó có thể làm giảm bớt sự chống đối và giúp cho nhà lãnh đạo Israel có thêm không gian hoạt động để đạt được một giải pháp bao quát hơn.
Việc từ bỏ lập trường cố hữu của Washington đối với vấn đề của ông Pollard dường như không mang lại nhiều rủi ro chính trị cho Tổng thống Obama, vì nhiều nhân vật hàng đầu của phe Cộng hòa đã bày tỏ sự ủng hộ cho đề nghị phóng thích ông Pollard, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain và hai vị cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và Georhe Schultz.