Trong khi củng cố nỗ lực gia tăng các đồng minh quân sự ở châu Á, Hoa Kỳ tiết lộ thêm chi tiết về các kế hoạch chuyển lực lượng đến khu vực và tăng cường quan hệ với các đồng minh. Các chuyên gia nói nỗ lực tái quân bình, theo ngôn từ của Ngũ Giác Ðài, cũng sẽ là một hành động tính toán. Mặc dầu một số người hoan nghênh quyết định chuyển thêm sự chú ý qua châu Á, sự kiện này nêu ra những mối quan ngại từ những phía khác, trong đó có Trung Quốc, một trong các cường quốc quân sự của khu vực. Thông tín viên VOA William Ide tại thủ đô Washington ghi nhận chi tiết trong bài tường tường thuật sau đây.
Một số chuyên gia phân tích coi hành động hướng về châu Á của Hoa Kỳ như nằm trong khuôn khổ nỗ lực dài hạn của Washington muốn củng cố và phát triển các quan hệ mới cũng như các quan hệ hiện hữu trong khu vực. Nhưng những người khác cho rằng sự kiện này nằm trong khuôn khổ một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm chống lại sức mạng quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Quốc gia Nghiên cứu về biển Nam Trung Quốc, nói rằng mặc dầu quân đội và các giới chức khác của Hoa Kỳ đã đưa ra những lời bảo đảm rằng không phải như thế, ông không đồng ý.
Ông Ngô cho biết: “Theo quan điểm của tôi, việc Hoa Kỳ chuyển hướng qua châu Á Thái Bình Dương – thì một trong các mục đích của việc ấy là để kiềm chế Trung Quốc."
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta loan báo các kế hoạch dời chuyển 60% lực lượng hải quân của Hoa kỳ qua khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020. Ông Panetta cũng đã đến Việt Nam và trở thành giới chức Mỹ cấp cao nhất đi thăm vịnh Cam Ranh, một trung tâm hậu cần then chốt trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông Panetta nói về tiềm năng to lớn về các quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam và Philippines đã chứng kiến một sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong những năm gần đây vì các tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa. Cả hai nước đều trông đợi Washington hỗ trợ trong khi đối phó với Bắc Kinh.
Tại Thái Lan, một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh và Washington, các giới chức Hoa Kỳ và Thái Lan đang mở các cuộc đàm luận về việc dùng căn cứ không quân Utapao như một trung tâm thường trực lo về cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Ông Abraham Denmark, một chuyên gia phân tích về an ninh khu vực tại Cục Quốc gia Khảo cứu Á châu, nói rằng các động thái đó là mới nhất trong một loạt nỗ lực duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Ông Denmark nói: “Tái quân bình thực ra có nghĩa là thừa nhận rằng phần lớn lịch sử sẽ được viết ra về thế kỷ thứ 21 sẽ được thực hiện trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và vì chúng ta là một cường quốc ở Thái Bình Dương, chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta có khả năng duy trì sự tiếp cận và ảnh hưởng trong khu vực."
Bà Catharin Dalpino, một chuyên gia về Ðông nam Á tại trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao của Ðại học Johns Hopkins, nói rằng tại Thái Lan, nỗ lực có ý nghĩa là tăng cường liên minh hơn là gia tăng sự tiếp cận. Theo bà, sự chuyển hướng rộng rãi hơn của Hoa Kỳ qua châu Á đã rọi một tia sáng vào một điều đã diễn ra nhiều năm tại Thái Lan và trong khắp khu vực.
Bà Dalpino nói: “Không phải chỉ có nghĩa là gia tăng tiếp cận, mà là tìm ra giao điểm của các quyền lợi và nhu cầu sẽ giúp cho liên minh tiến tới vào thế kỷ này."
Nhưng tìm ra giao điểm của các quyền lợi đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuần trước, Cơ quan Không gian NASA của Hoa Kỳ đã phải huỷ bỏ các kế hoạch thực hiện những chuyến bay trinh sát về biến đổi khí hậu ở Thái Lan ra khỏi Utapao. Dự án này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận chính trị tại Thái Lan, một phần vì căn cứ không quân này đã được Hoa Kỳ sử dụng trong thời chiến tranh Việt Nam.
Khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến thăm Washington hồi tháng trước để bàn về việc tăng cường hỗ trợ của Hoa Kỳ, một cuộc biểu tình đã bùng ra ở bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ tại Manila. Người biểu tình bầy tỏ những mối quan ngại về các kế hoạch gia tăng các cuộc thao dượt quân sự chung và sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ ở Philippines.
Nhưng chuyên gia Abraham Denmark nói rằng cách thức Hoa Kỳ xem xét vai trò của mình ở châu Á, nhất là ở Ðông nam châu Á, khác với trước kia, khi họ có các căn cứ quân sự ở Philippin, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Denmark nói: “Sẽ không phải là một điều gì ta đã thấy trong thời Chiến tranh Lạnh, trong thời chiến tranh Việt Nam, mà là một điều gì mới mẻ, nhỏ hơn, nhậm lẹ hơn, có tính cách bền vững về mặt chính trị cho các đối tác và đồng minh của chúng ta”.
Trung Quốc gọi sự chuyển hướng của Hoa Kỳ qua châu Á và nỗ lực của Washington muốn củng cố các liên minh quân sự là “không đúng lục”. Và Bắc Kinh đã kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng quyền lợi của họ trong khu vực.
Một số chuyên gia phân tích coi hành động hướng về châu Á của Hoa Kỳ như nằm trong khuôn khổ nỗ lực dài hạn của Washington muốn củng cố và phát triển các quan hệ mới cũng như các quan hệ hiện hữu trong khu vực. Nhưng những người khác cho rằng sự kiện này nằm trong khuôn khổ một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm chống lại sức mạng quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Quốc gia Nghiên cứu về biển Nam Trung Quốc, nói rằng mặc dầu quân đội và các giới chức khác của Hoa Kỳ đã đưa ra những lời bảo đảm rằng không phải như thế, ông không đồng ý.
Ông Ngô cho biết: “Theo quan điểm của tôi, việc Hoa Kỳ chuyển hướng qua châu Á Thái Bình Dương – thì một trong các mục đích của việc ấy là để kiềm chế Trung Quốc."
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta loan báo các kế hoạch dời chuyển 60% lực lượng hải quân của Hoa kỳ qua khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020. Ông Panetta cũng đã đến Việt Nam và trở thành giới chức Mỹ cấp cao nhất đi thăm vịnh Cam Ranh, một trung tâm hậu cần then chốt trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông Panetta nói về tiềm năng to lớn về các quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam và Philippines đã chứng kiến một sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong những năm gần đây vì các tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa. Cả hai nước đều trông đợi Washington hỗ trợ trong khi đối phó với Bắc Kinh.
Tại Thái Lan, một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh và Washington, các giới chức Hoa Kỳ và Thái Lan đang mở các cuộc đàm luận về việc dùng căn cứ không quân Utapao như một trung tâm thường trực lo về cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Ông Abraham Denmark, một chuyên gia phân tích về an ninh khu vực tại Cục Quốc gia Khảo cứu Á châu, nói rằng các động thái đó là mới nhất trong một loạt nỗ lực duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Ông Denmark nói: “Tái quân bình thực ra có nghĩa là thừa nhận rằng phần lớn lịch sử sẽ được viết ra về thế kỷ thứ 21 sẽ được thực hiện trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và vì chúng ta là một cường quốc ở Thái Bình Dương, chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta có khả năng duy trì sự tiếp cận và ảnh hưởng trong khu vực."
Bà Catharin Dalpino, một chuyên gia về Ðông nam Á tại trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao của Ðại học Johns Hopkins, nói rằng tại Thái Lan, nỗ lực có ý nghĩa là tăng cường liên minh hơn là gia tăng sự tiếp cận. Theo bà, sự chuyển hướng rộng rãi hơn của Hoa Kỳ qua châu Á đã rọi một tia sáng vào một điều đã diễn ra nhiều năm tại Thái Lan và trong khắp khu vực.
Bà Dalpino nói: “Không phải chỉ có nghĩa là gia tăng tiếp cận, mà là tìm ra giao điểm của các quyền lợi và nhu cầu sẽ giúp cho liên minh tiến tới vào thế kỷ này."
Nhưng tìm ra giao điểm của các quyền lợi đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuần trước, Cơ quan Không gian NASA của Hoa Kỳ đã phải huỷ bỏ các kế hoạch thực hiện những chuyến bay trinh sát về biến đổi khí hậu ở Thái Lan ra khỏi Utapao. Dự án này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận chính trị tại Thái Lan, một phần vì căn cứ không quân này đã được Hoa Kỳ sử dụng trong thời chiến tranh Việt Nam.
Khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến thăm Washington hồi tháng trước để bàn về việc tăng cường hỗ trợ của Hoa Kỳ, một cuộc biểu tình đã bùng ra ở bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ tại Manila. Người biểu tình bầy tỏ những mối quan ngại về các kế hoạch gia tăng các cuộc thao dượt quân sự chung và sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ ở Philippines.
Nhưng chuyên gia Abraham Denmark nói rằng cách thức Hoa Kỳ xem xét vai trò của mình ở châu Á, nhất là ở Ðông nam châu Á, khác với trước kia, khi họ có các căn cứ quân sự ở Philippin, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Denmark nói: “Sẽ không phải là một điều gì ta đã thấy trong thời Chiến tranh Lạnh, trong thời chiến tranh Việt Nam, mà là một điều gì mới mẻ, nhỏ hơn, nhậm lẹ hơn, có tính cách bền vững về mặt chính trị cho các đối tác và đồng minh của chúng ta”.
Trung Quốc gọi sự chuyển hướng của Hoa Kỳ qua châu Á và nỗ lực của Washington muốn củng cố các liên minh quân sự là “không đúng lục”. Và Bắc Kinh đã kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng quyền lợi của họ trong khu vực.